| Hotline: 0983.970.780

Hành trình 300 km cứu hộ 2 vợ chồng gấu ngựa

Thứ Bảy 08/03/2014 , 16:36 (GMT+7)

Sau khi trải qua hành trình dài hơn 300km, cặp vợ chồng gấu ngựa đã về tới Trung tâm cứu hộ Việt Nam an toàn. Hai cá thể gấu cứu hộ lần này là gấu ngựa khoảng hơn 2 tuổi, trọng lượng tầm 70 kg/con.

Đêm 7/3, sau khi trải qua hành trình dài hơn 300km từ Khu bảo tồn Thiên nhiên Xuân Liên (Thường Xuân, Thanh Hóa), cặp vợ chồng gấu ngựa đã về tới Trung tâm cứu hộ Việt Nam tại Km6 xã Hồ Sơn, Tam Đảo, Vĩnh Phúc một cách an toàn.

Hai cá thể gấu cứu hộ lần này là gấu ngựa khoảng hơn 2 tuổi, trọng lượng tầm 70 kg/con.

Đây là hai con gấu được cứu hộ về KBT Xuân Liên khi chỉ là gấu con, mỗi con nặng có 6 kg (chuyển từ Hạt KL Pù Hu về Xuân Liên ngày 7/5/2011).

Vào đầu tháng 12/2013, các bác sỹ thú y của Trung tâm Gấu Việt Nam đã vào khám chữa bệnh cho 1 cá thể gấu vì bị đau mắt và suy thận. Trước khó khăn về tài chính cũng như tình trạng sức khỏe của 2 chú gấu, KBT Thiên nhiên Xuân Liên quyết định nhờ Tổ chức động vật Châu Á (Animals Asia) cứu hộ đưa về Tam Đảo.

Dưới đây là những hình ảnh về quá trình cứu hộ gấu mà PV NNVN ghi lại được.

16-12-28_2
Hai cá thể gấu ngựa (1 đực 1 cái) tại KBT Xuân Liên trước khi được cứu hộ

16-12-28_3
Các bác sĩ thúy của Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam chuẩn bị dụng cụ gây mê 2 chú gấu

16-12-28_4
Những cán bộ kiểm lâm KBT Xuân Liên lưu lại những hình ảnh cuối trước khi chia tay 2 chú gấu đáng yêu

16-12-28_5
Sau khi đã ngấm thuốc mê, chú gấu được đưa ra khỏi chuồng

16-12-28_7
Những thiết bị máy móc rất hiện đại và đầy đủ luôn sẵn sàng trong những trường hợp xấu nhất

16-12-28_8
Gương mặt căng thẳng của các bác sĩ người Hà Lan

16-12-28_9
Sau khi khám xong sức khỏe, gấu được gắn chíp để quản lí

16-12-28_10
Sau khi được kiểm tra sức khỏe, gấu được đưa lên ô tô tải

16-12-28_13
Những chú gấu được chờ tỉnh dậy và được đưa về Trung tâm cứu hộ gấu Việt Nam

16-12-28_11
Cứ di chuyển được 50 km, các bác sỹ thú y lại dừng lại kiểm tra tình hình của 2 chú gấu. Sau khi về tới Tam Đảo 2 chú gấu sẽ được đưa vào phòng cách li trước khi được thả về khu bán hoang dã để tìm lại bản năng của mình

Xem thêm
Sống lại ký ức hào hùng trên tuyến đường 1C huyền thoại

KIÊN GIANG Tuyến đường 1C nối đường Hồ Chí Minh trên bộ nhằm vận chuyển hàng hóa, vũ khí, thuốc cứu thương, nhu yếu phẩm và đưa rước cán bộ chi viện cho chiến trường miền Nam.

Syngenta tập huấn kỹ thuật, sử dụng drone an toàn, hiệu quả tại ĐBSCL

Vĩnh Long Ngày 26/4, tại Vĩnh Long, Công ty TNHH Syngenta Việt Nam tổ chức tập huấn cho 230 người điều khiển máy bay phun thuốc BVTV, cách sử dụng an toàn và hiệu quả tại ĐBSCL.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Bưu điện Việt Nam sẵn sàng 18.000 tỷ đồng chi trả lương hưu tháng 5

Bưu điện Việt Nam chuẩn bị nguồn lực sẵn sàng phục vụ chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội (BHXH) tháng 5/2024 cho hơn 3,3 triệu người sau kỳ nghỉ lễ 30/4.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm