| Hotline: 0983.970.780

Hãy biết xấu hổ

Chủ Nhật 13/05/2018 , 09:30 (GMT+7)

Đi chợ ở châu Âu nói chung thật ngộ. Ngộ sao? Ngộ vì phải tự túc túi xách. Siêu thị, trừ ra, chợ nông sản là phải có chuẩn bị túi đựng hàng, không thì cởi áo mà túm hàng, nhé nhé.

Trong một cái chợ vừa vừa ở Budapest (Hungary) giống như chợ Ngã Tư Sở ở Hà Nội, hay chợ Bà Chiểu ở Sài Gòn, chúng tôi thấy người mang ba lô, người mang túi vải, có bà lão kéo cả valy samsonite vào chợ. Quầy thịt, ai mua gì họ gói trong giấy báo, bạn cứ thế cho vào túi đựng của bạn.

Ảnh minh họa

Ở hàng rau củ nông dân ngoại vi đưa vào, cũng giấy gói hoặc buộc túm, hành tây, rau xà lách, rau gia vị, cà chua, củ cải… Hoa cũng gói bằng giấy báo, không hề giấy bóng nilon. Vì sao chợ của họ thuần vẻ “nhà quê” như vậy? Là vì quy định ngặt nghèo của chính quyền: phải tận dụng các thứ tự nhiên để bảo vệ môi trường, bảo vệ sinh thái, tức là bảo vệ chúng ta và muôn loài mà ta có trách nhiệm bảo vệ.

Đi Hàn Quốc có mấy ngày, khi ra khỏi phòng ở, tôi cũng phải biết thân thu dọn rác của mình. Rác chia làm ba túi: rác giấy, rác vải (ví như khăn mặt, quần áo mình vứt bỏ…) và, rác không tan phải để riêng. Nếu mình không biết điều tối thiểu ấy khi thu dọn thì chính mình đã gửi lại một thông tin: “Thưa các bạn, tôi chính cống là dân xứ lạc hậu đến, các bạn thông cảm!”. Thông cảm ư, khó lắm, khi hành vi với rác mà mình cũng không biết đường ứng xử nữa thì…

Vì sao ở Singapore người ta xanh sạch đẹp được? Là vì, thứ nhất, chính quyền quá nghiêm, rác được người dân phân loại từ trong nhà của họ. Là vì người dân của họ tự giác không phải bàn cãi. Là vì người già của họ không chém gió, không cờ tướng bia bọt đá gà… mà tự nguyện đi dọn rác ở khu dân cư của mình. Là vì du khách đến đều phải sợ sự sạch sẽ của nước họ, thậm chí phải nhớ rằng, một mẩu rác bừa, một mẩu thuốc lá ẩu tả ra môi trường nếu bị bắt quả tang sẽ bị đánh đòn!

Một cô bạn Mỹ làm khách nhà tôi. Khi tôi cho xương gà vào túi nilon để đưa vào thùng rác, bạn ấy hỏi “không làm nhuyễn rác ra sao?”. Thú thực đến giờ tôi mới nghe chuyện xương động vật dù dễ phân hủy cũng phải được làm mịn khi cho vô thùng rác. Vì sao? Vì xương ấy có thể làm đứt tay những người phu rác, vì vậy, vật dụng tối thiểu của căn bếp là phải có cối xay rác, như phải có lò vi sóng, tủ lạnh và những thứ khác. Vậy đó, Mỹ mà!

Càng ngày càng ngán ngẩm nạn rác của Việt Nam ta. Vì sao nên nỗi? Tựu trung vì chính quyền không làm hiết việc của họ (xin lỗi tôi hơi cực đoan trong việc này). Vì sao không bắt dân phân loại rác ngay trong bếp của họ? Vì sao không ngăn cấm sử dụng túi nilon bừa bãi như hiện nay? Vì sao không đánh thuế nặng những người mua hàng sính túi nilon? Vì sao không trở lại gói bằng giấy, bằng các thứ lá mà khí hậu nhiệt đới gió mùa giúp cho chúng ta lúc nào cũng sẵn: lá chuối, lá sen, lá dong, lá môn…? Vì sao và vì sao? Nói chung các vị hãy biết xấu hổ và động não đi.

Tôi đi với cô bạn Pháp đến quán Cục Gạch ở Sài Gòn mà cặp đôi Angelina Jolie - Brad Pitt từng đến. Vì sao du khách Tây họ mê quán này? Một tấm gỗ đặt trên chân chiếc máy may cũ bỗng thành cái bàn độc lạ, những bồn hoa chen với cây sả, ngay cả ống hút cho cốc nước của họ cũng bằng ống sậy nhỏ chứ không dùng ống nhựa. Cũng người phụ nữ này, khi tôi đưa cô ấy đến Đường Sách và gọi dừa xiêm, thấy đem ra ống hút nhựa cô ấy đã cau mày, bảo đem cái ly ra đỡ phải dùng một ống nhựa rồi thải ra môi trường!

Ảnh minh họa

Chúng ta hô hào thành phố văn minh. Các bạn ơi, nhìn các vị quan chức của chúng ta mà ái ngại: họ bù đầu vì hội họp, nhìn họ thấy không khác gì người ở chiến trận ra, bận rộn, bèo nhèo và… chẳng hiệu quả ở ngành nào, ở lĩnh vực nào. Cũng một quốc gia và những thành phố, sao xứ người ngăn nắp, vững chãi, quan chức họ sạch đẹp văn minh còn ở ta, đâu cũng lùi nhùi, hỗn loạn và bung bét?

Chắc chắn do các vị chính quyền làm ăn không khoa học, không hiệu quả, tóm lại, không biết cách quản lý một xã hội. Một cọng rác, một túi rác, một xe chở rác, cung cách của những người phu rác và những đống rác… phải có bài toán cho tất cả liên quan đến rác thải chứ, đừng đổ thừa dân không tự giác, không nhúc nhích, không chịu văn minh? Thói quen nào cũng thay đổi được nếu chính quyền nghiêm ngắn, xả thân vì dân vì nước, từ đó người dân sẽ đồng thuận. Đã từng bàn cãi nát ra và cuối cùng, toàn dân đã đội mũ bảo hiểm khi ra đường, bài học đồng thuận ấy ở trong dân chứ đâu ra cho dù còn có mũ dỏm, mũ đối phó? Rồi vẫn sẽ có rác lén, rác bừa nhưng nhất định sẽ đâu vào đó khi chính quyền thực sự làm việc.

(Kiến thức gia đình số 19)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm