| Hotline: 0983.970.780

Hiệu quả nghề nuôi ong mật ở Tiên Yên

Thứ Bảy 21/08/2021 , 18:26 (GMT+7)

QUẢNG NINH Là huyện miền núi có trên 35.000 ha rừng và cây ăn quả tập trung, Tiên Yên (Quảng Ninh) có nhiều tiềm năng, lợi thế để phát triển nghề nuôi o­ng lấy mật.

Sở hữu gần 20 ha rừng, ông Đào Trọng Nghĩa (xã Tiên Lãng, huyện Tiên Yên, Quảng Ninh) có cơ sở để phát triển đàn ong mật của mình. Hàng năm hoa rừng nở nhiều, là nguồn thức ăn lý tưởng cho ong. Ngoài ra, vị trí khu rừng lại khá tách biệt với khu dân cư nên ít có tác động từ bên ngoài đến đàn ong của ông Nghĩa. 

Ông Nghĩa cho biết, nếu mưa nhiều sẽ làm giảm số lượng hoa và phấn hoa, đồng nghĩa với giảm lượng thức ăn tự nhiên và quy trình tạo mật tự nhiên của con ong. Nắm bắt được yếu tố này, ông đã chủ động điều chỉnh chế độ chăm sóc, dinh dưỡng cho đàn ong. Nhờ vậy sản lượng, chất lượng mật ong luôn đảm bảo.

Hiện sản phẩm mật ong của HTX Khai thác, Chế biến mật ong Tiên Yên đã có mặt ở nhiều trung tâm thương mại uy tín của tỉnh cũng như miền Bắc. Ảnh: Tiến Thành.

Hiện sản phẩm mật ong của HTX Khai thác, Chế biến mật ong Tiên Yên đã có mặt ở nhiều trung tâm thương mại uy tín của tỉnh cũng như miền Bắc. Ảnh: Tiến Thành.

Nhận thấy khâu liên kết sản xuất, quảng bá thương hiệu và tiêu thụ sản phẩm sau thu hoạch rất quan trọng, quyết định đến doanh thu, lợi nhuận của mô hình sản xuất nên từ năm 2017, ông Nghĩa đã phối hợp với 7 hộ nuôi ong khác trong khu vực thành lập HTX Khai thác, Chế biến mật ong Tiên Yên, với mục tiêu chuyển giao quy trình làm mật ong chuẩn và nâng cao số lượng sản phẩm mật, đáp ứng các kênh thương mại chuyên nghiệp.

Ông đưa sản phẩm mật ong của HTX dự thi và được chấm chính thức nằm trong danh mục sản phẩm OCOP Quảng Ninh. Năm 2018, sản phẩm mật ong của HTX đạt 3 sao.

Hiện sản phẩm mật ong Tiên Yên của HTX có mặt ở nhiều trung tâm thương mại uy tín của tỉnh cũng như miền Bắc. Doanh thu hằng năm của HTX khoảng 1 tỷ đồng, trong đó riêng doanh thu của ông Nghĩa trên 500 triệu đồng.

Ông Tằng Sinh Pẩu, xã Yên Than, huyện Tiên Yên cho biết, những năm 2000, nghề nuôi o­ng mật ở huyện Tiên Yên chưa phát triển nên rất ít gia đình nuôi. Riêng ông Pẩu có thuận lợi hơn so với các hộ gia đình nuôi o­ng khác trên địa bàn huyện, bởi gia đình ông đã gắn bó với nghề nuôi o­ng từ nhiều năm trước.

Ông Pẩu cho biết, để mua được một đàn o­ng mật phải mất từ 800 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Do vậy, những ai yêu thích nghề nuôi o­ng đều phải lặn lội lên rừng tìm tổ, sau đó đưa về nuôi tại nhà. Nói thì dễ nhưng khi thực hiện mới khó và nguy hiểm vì chỉ cần sơ sẩy là o­ng sẽ vỡ tổ hoặc tấn công người, mà loại o­ng này đốt đau không cẩn thận là sốt rét.

Nghề nuôi o­ng lấy mật ở huyện Tiên Yên hiện nay tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao như Phong Dụ, Điền Xá, Yên Than, Đại Dực Ảnh: Tiến Thành.

Nghề nuôi o­ng lấy mật ở huyện Tiên Yên hiện nay tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao như Phong Dụ, Điền Xá, Yên Than, Đại Dực Ảnh: Tiến Thành.

Sau một năm lặn lội khắp các cánh rừng trên địa bàn huyện Tiên Yên, ông Pẩu đã tìm được 2 đàn o­ng để đưa về nhà nuôi. Nhờ cần cù chịu khó, ham học hỏi, ông đã phát triển thêm được gần 20 đàn.

Với điều kiện thời tiết thuận lợi, nguồn thức ăn sẵn có, mỗi năm ông Pẩu đã thu về trên 100 lít mật, giá 1 lít mật bán ra thị trường được 70.000 đồng, trừ chi phí mỗi năm gia đình ông cũng thu về gần 10 triệu đồng.

Để mật o­ng đảm bảo chất lượng, con o­ng không bị bệnh, hàng ngày, ông phải thức khuya dậy sớm để đảo cầu, cắt o­ng nhộng đực bỏ đi và thường xuyên kiểm tra o­ng chúa. Cách đánh mật đòi hỏi kỹ thuật khéo léo, lấy cầu o­ng ra nhẹ nhàng, rũ o­ng xuống để không làm tổn thương cho đàn o­ng mật.

Cũng theo ông Pẩu, thời gian nuôi o­ng tốt nhất là từ tháng 12 năm trước đến tháng 6 năm sau, vì đây là thời điểm o­ng cho nhiều mật, ít mắc bệnh nhất. Vào mùa đông khan hiếm hoa nên phải chăm sóc o­ng cẩn thận. 

Nghề nuôi o­ng lấy mật ở huyện Tiên Yên hiện nay tập trung nhiều nhất ở các xã vùng cao như Phong Dụ, Điền Xá, Yên Than, Đại Dực với trên 100 hộ nuôi. Tuy nhiên, việc nuôi o­ng lấy mật ở đây chủ yếu vẫn dựa trên kinh nghiệm. Việc tìm hiểu về kỹ thuật nuôi o­ng chưa được mọi người chú trọng, nên cứ một thời gian là o­ng lại bỏ đi hoặc bị bệnh.

Nuôi o­ng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhiều hộ dân ở Tiên Yên. Để nghề nuôi o­ng phát triển mạnh, thời gian tới huyện Tiên Yên cũng như các ngành chức năng cần tập trung quy hoạch vùng nuôi, hỗ trợ nông dân tham gia mô hình đồng thời tăng cường tập huấn kỹ thuật nhằm tạo ra sản phẩm mật “sạch”, bảo đảm tiêu chuẩn, đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Xem thêm
Chạy đua tiêm phòng vacxin đợt 1 cho đàn vật nuôi

HÀ TĨNH Để đảm bảo kết thúc tiêm phòng cho đàn vật nuôi xong trước ngày 30/5, tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu các địa phương chỉ đạo lực lượng chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm.

Thách thức của nông dân trong quản lý cỏ dại trên ruộng lúa

Cỏ dại được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính làm giảm năng suất lúa, tạo ra thách thức lớn trong sản xuất nông nghiệp.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 1] Tuyệt đối không vượt ranh giới

Tiếp thu những khuyến nghị của EC, Bà Rịa - Vũng Tàu đã có những chuyển biến tích cực trong việc khắc phục các tồn tại về chống khai thác IUU.

Hơn 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng chết khô, người dân ngồi trên đống lửa

THANH HÓA Theo thống kê ban đầu, hiện toàn huyện Quan Sơn đã có trên 10 nghìn ha nứa, vầu, luồng bị chết khô (khuy sinh học).

Bình luận mới nhất