| Hotline: 0983.970.780

Hội thảo bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 22

Chủ Nhật 23/07/2023 , 07:16 (GMT+7)

ĐẮK LẮK Hội thảo bệnh hại thực vật lần thứ 22 chia sẻ các sáng kiến, đề xuất các biện pháp kỹ thuật mang tính ứng dụng cao thuộc lĩnh vực bệnh hại thực vật.

Hội Nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam phối hợp với Đại học Đông Á và Đại học Tây Nguyên vừa tổ chức hội thảo quốc gia với chủ đề “Bệnh hại thực vật Việt Nam lần thứ 22”.

Hội thảo có sự tham gia của hơn 130 đại biểu là các chuyên gia, nhà nghiên cứu đầu ngành ở các viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, giảng viên và sinh viên ngành công nghệ thực phẩm, ngành nông nghiệp trong cả nước.

Các chuyên gia trình bày về công trình nghiên cứu liên quan đến sinh vật gây hại cây trồng. Ảnh: Quang Yên.

Các chuyên gia trình bày về công trình nghiên cứu liên quan đến sinh vật gây hại cây trồng. Ảnh: Quang Yên.

Theo GS.TS Vũ Triệu Mân, Chủ tịch Hội nghiên cứu Bệnh hại thực vật Việt Nam, đơn vị đã tổ chức 22 hội thảo cấp quốc gia, công bố 693 công trình nghiên cứu khoa học, trong đó có 564 công trình có ứng dụng phòng trừ trực tiếp mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho cây trồng. Nhiều vi sinh vật gây bệnh mới có tên các tác giả Việt Nam đã có trong ngân hàng gene của thế giới.

Những năm qua, Hội đã tạo ra các giống, dòng cây chống chịu sâu bệnh, phương hướng phòng trừ mới; sản xuất nhiều sản phẩm chẩn đoán và chế phẩm sinh học. Nổi bật là Hội đã đóng góp quan trọng trong việc dập tắt dịch bệnh lúa lùn xoăn lá, lúa vàng lùn tại miền Tây Nam bộ. Các biện pháp phòng trừ của Hội đã đi đúng hướng bảo vệ môi trường với nhiều biện pháp sinh học và canh tác kết hợp.

Tại hội thảo, các chuyên gia, nhà nghiên cứu đã trình bày 11 báo cáo khoa học với các đề tài như: Giống kháng bệnh trong kỷ nguyên omics, triển vọng quản lý bền vững bệnh hại thực vật, ứng dụng vi sinh vật trong quản lí tuyến trùng, bệnh héo rũ Panama trên chuối ở Việt Nam và định hướng nghiên cứu, xác định tác nhân gây bệnh héo xanh trên cây khoai lang…

Đây là những góc nhìn chuyên môn sâu, những kết quả nghiên cứu công phu về bệnh hại thực vật, ứng dụng công nghệ trong bảo vệ thực vật và tối ưu hóa năng suất cây trồng.

TS Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Đại học Đông Á cho biết, Trường sẽ nghiên cứu các chế phẩm sinh học để khắc chế bệnh hại trên cây tiêu, cà phê và sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

TS Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Đại học Đông Á cho biết, Trường sẽ nghiên cứu các chế phẩm sinh học để khắc chế bệnh hại trên cây tiêu, cà phê và sầu riêng. Ảnh: Quang Yên.

Hội thảo đã tạo không gian để đại biểu trao đổi kiến thức, chia sẻ sáng kiến, đề xuất các biện pháp kỹ thuật mang tính ứng dụng cao thuộc lĩnh vực bệnh hại thực vật tại Việt Nam. Hội thảo cũng là diễn đàn phát triển các hợp tác đa phương trong hoạt động nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ giữa các nhà khoa học, các viện nghiên cứu, đóng góp nhiều giải pháp hiệu quả trong phát triển bền vững các sản phẩm nông nghiệp ở các vùng kinh tế trọng điểm.

TS Nguyễn Thị Anh Đào, Hiệu trưởng Đại học Đông Á cho biết: “Thời gian tới, Trường dự kiến tập trung nghiên cứu các chế phẩm khắc chế bệnh hại ở cây tiêu, cây cà phê, cây sầu riêng… Chúng tôi sẽ lập nhà máy gia công chế biến thực phẩm, mở trang trại thực nghiệm để có điều kiện cho các nhà khoa học làm thực nghiệm khi đưa ra mô hình và nhân đại trà...".

Xem thêm
Đàn ngựa bạch của người hùng cứu trạm bơm Cống Bún

Bắc Giang Ít người biết, cha con ở Bắc Giang cứu trạm bơm Cống Bún trong trận bão Yagi hôm nào đang sở hữu đàn ngựa bạch có nguồn gốc từ Mông Cổ…

Thanh, kiểm tra đột xuất các cơ sở giết mổ động vật dịp Tết Ất Tỵ

Thời gian qua, các phương tiện thông tin truyền thông liên tục phản ánh về việc phát hiện các cơ sở giết mổ trong quá trình hoạt động vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm.

Hành vụ đông bội thu

HẢI DƯƠNG Mỗi sào hành vụ đông thu lãi từ 4 - 6 triệu đồng, bằng 8 - 10 sào lúa.