| Hotline: 0983.970.780

Hơn ba mươi năm tình cờ gặp lại

Thứ Tư 28/08/2019 , 14:25 (GMT+7)

Cháu xin nói trước, cháu là người có lỗi xét theo lý lẽ thông thường. Ly dị chồng năm 33 tuổi, sống vậy để nuôi lớn hai đứa con, giờ đã 45 tuổi thì bỗng dưng… Cô cũng đoán biết rồi phải không cô?

Cô Dạ Hương kính mến!

Anh ấy là một người thời cấp I cháu đã mơ người chồng tương lai sẽ là anh. Cô đừng cười nha cô, giới tính mà trẻ con nữa. Anh học cấp II, hơn cháu 5 tuổi. Thời thế đổi thay, bố mẹ cháu rời thành phố ấy lên Hà Nội. Anh cũng không còn ở trong nước khi học xong đại học. Nhưng mà cháu lại lấy chồng về thành phố quê nội của mình. Chia tay chồng, cháu cũng ở luôn thành phố này, chăm chỉ làm ăn, nuôi con.

Hơn ba mươi năm tình cờ gặp lại. Anh ngạc nhiên sao cháu không bầm dập như cuộc đời mình. Cháu có nguyên tắc sống là phải khỏe, phải xứng đáng với bản thân mình. Anh thì tàn hơn cháu hình dung, tóc bạc sớm, buồn thảm, nhìn qua cũng biết chắc gia đình không mãn nguyện.

Quả nhiên, anh tìm đến với cháu. Ban đầu cháu nghĩ đơn giản, cháu không chồng, anh trục trặc, gặp lại nhau chắc là duyên. Rất hợp nhau và thương nhau cô ạ, tình thương này cháu không nhận được ở người chồng cũ và ở vài ba người đàn ông mà cháu gặp như lấp chỗ trống.

Từ lần đó đến nay đã hai năm rồi cô. Anh vẫn sống ở nước ngoài, thi thoảng về vì nhớ cháu. Chuyện vợ chồng anh càng ngày càng tồi tệ, anh ấy đã ly thân vợ và khởi động với vợ chuyện sẽ bỏ nhau. Nhưng chị này ghê gớm, tuyên bố không ly dị, không phiên tòa, anh muốn đi đâu thì đi, gia sản nhà cửa chị ta nắm hết.

Lần về mới đây anh chỉ đủ tiền mua vé. Vợ biết trước, vợ không đưa một khoản nào. Trước nay anh làm vợ quản tiền, giờ cũng thế, vợ quản mỗi ngày và không nhả ra. Cháu chỉ khuyên thôi thì, còn cái thân anh là được, anh về hẳn, chúng ta cùng làm.

Nhưng gia đình bên cháu bắt đầu lời ra tiếng vào, nói anh ấy khôn, vợ cái con cột, cháu sẽ phải nuôi trai. Bắt đầu thị phi, tai tiếng và phiền muộn rồi đó cô. Cháu không biết phải làm sao nữa.

---------------------

Cháu thân mến!

Chuyện đôi lứa của những người đã từng hoặc đang có chồng có vợ luôn luôn phức tạp như vậy đó. Ban đầu là thích nhau rồi lấy, khi người ta trẻ. Chỉ hăm hở, thôi thúc, lẫn tò mò nữa và như thể sập bẫy, cả hai đều sập cái bẫy hôn nhân. Sống với nhau mới biết người trẻ quá đơn giản và ngộ nhận. Nhưng rồi đã có những đứa con, vừa buộc ràng, vừa cản trở.

Ai cũng biết khi người đàn bà trống trải, thì sẽ có ai đó đến. Đàn ông cũng vậy thôi, trục trặc là họ dáo dác chung quanh ngay. Không chỉ vì nhu cầu của giới tính, mà còn vì nhu cầu nội tâm, nhu cầu tinh thần, nhu cầu muôn thuở của giống người.

Và thế là chạm nhau mà chúng ta định nghĩa một cách hoa mỹ là lướt qua nhau và nhìn ra nhau. Bắt đầu một bi kịch mới, không cá biệt, không có gì ghê gớm. Nhưng nói suôn sẻ, ngọt ngào, càng không.

Các cháu mới có 2 năm, mới bước vào con đường gập ghềnh muôn thuở đàn ông đàn bà chắp nối. Đã là gì đâu so với thị phi mà thiên hạ sẽ dành cho những cặp đôi loại này.

Vấn đề là nghĩ kỹ chưa, chuẩn bị tinh thần đủ chưa, và có yêu nhau thật sự chưa? Thích khác yêu. Và yêu không chưa đủ. Bây giờ mới là lúc căng mình ra hứng đạn búa rìu. Rồi các con của hai bên, chúng nghĩ gì, chúng im lặng hay vùng dậy phản đối, lâu dài chúng sẽ nhìn hai người bằng con mắt gì, thông cảm, căm ghét hay yêu mến?

Chưa chi mà cháu đã sợ. Gia đình bên cháu nghĩ vậy thì có lý do không, hay thuần túy đàm tiếu, chuyện tiền và bạc? Sẽ có lúc cậu ấy ra đi mình không, đàn ông phải trượng phu, quân tử.

Vả lại họ nghĩ, lọt sàng xuống nia, vợ họ có thì các con của họ có, sao giành giật chi? Một cái giá cho tự do (với vợ cũ) và rồi, không ai tự do hoàn toàn cả. Rồi lại biến người tình thành vợ và lại những ca thán, những công ăn những việc làm, chuyện tiền nong, muôn năm cũ.

Phải can đảm và chịu đựng. Phải đứng bên nhau cho dù cậu ấy đang trắng tay. Thế là bài ca chờ trong bóng tối, rồi dư luận sẽ khoan hòa dần, sẽ làm ngơ. Chỉ còn lại hai người, thấm đẫm đau buồn và có những khoảnh khắc, thấm đẫm thương yêu. Vậy đó cháu, không như lần đầu, nhưng ấy mới là cuộc đời, là con người, là đôi lứa cho dù đã xế, đã già.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm