| Hotline: 0983.970.780

Hợp tác sản xuất rau an toàn

Thứ Sáu 11/11/2016 , 09:35 (GMT+7)

Tổ chức sản xuất, hợp tác ứng dụng công nghệ cao, liên kết tiêu thụ hàng nông sản là một trong những nội dung được Sở NN-PTNT An Giang và Hội Nông dân tỉnh ký kết, phối hợp thực hiện.

09-16-06_nh-1-sx-ru-n-ton-o-tinh-bien
Sản xuất rau an toàn ở khu vực biên giới Tịnh Biên
 

Trong đó, có việc phát huy vai trò các tổ liên kết, hợp tác sản xuất đang mang lại hiệu quả cao.

Ở khu vực đất biên giới huyện Tịnh Biên, việc hình thành mô hình “Trồng rau an toàn” cũng gặp không ít khó khăn, do điều kiện đất đai, khí hậu thiên nhiên và nguồn nước tưới. Anh Nguyễn Minh Tâm, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Tịnh Biên cho biết, việc phối hợp giữa Hội Nông dân huyện, Trạm BVTV và Trạm Khuyến nông góp phần quan trọng trong việc xây dựng mô hình và tổ chức tập huấn các tiến bộ kỹ thuật.

Anh Lê Văn Tuấn ở khóm Xuân Hiệp, thị trấn Tịnh Biên cho biết, THT sản xuất rau an toàn Tịnh Biên được thành lập với 10 thành viên và canh tác 5ha.

Mỗi vụ SX đều trồng luân canh, với nhiều loại rau màu khác nhau, chủ yếu là đảm bảo dinh dưỡng và cây phát triển tốt, hiệu quả SX và hạn chế dịch bệnh, thị trường tiêu thụ. Hàng năm, mỗi thành viên trồng từ 3 - 4 đợt, tùy theo các loại rau màu (rau ăn lá, rau ăn củ, rau ăn trái…).

Tính chung, mỗi năm THT SX rau an toàn Tịnh Biên cung cấp thị trường trong và ngoài thị trấn hàng trăm tấn rau màu an toàn các loại, tổng doanh thu trên 980 triệu đồng, sau khi trừ chi phí SX, lợi nhuận còn trên 344 triệu đồng/năm (diện tích 5ha).

Với mô hình trồng rau an toàn, anh Đoàn Thành Tâm ở ấp Long An, xã Long Kiến, huyện Chợ Mới cho biết, nhờ có tập huấn kỹ thuật tại các khoá học, ứng dụng các kiến thức căn bản được trang bị, kết quả rất thành công. Năm 2015 chỉ 1,4ha trồng bắp thu trái non, bắp ngọt, dưa leo, ớt... đến năm 2016 nâng lên 1,8ha mỗi năm gia đình lợi nhuận trên 250 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa 3 vụ.

09-16-06_nh-2-thu-hoch-cu-ci-muoi-o-cho-moi
Thu hoạch củ cải ở huyện Chợ Mới
 

Đối với vùng đất Kiến An, các loại rau màu chiếm hơn 50% diện tích của xã, đây cũng là nơi có đất trồng màu lớn nhất ở Chợ Mới và kể cả toàn tỉnh. Trong 12 ấp thì 5 ấp đã hình thành khu vực chuyên canh. Hoạt động THT rau màu Kiến An được xem là khâu đột phá “Hợp tác ứng dụng công nghệ cao” ở Chợ Mới. Với khả năng tiêu thụ 1,5 - 2 tấn/ngày, phương án SX chủ yếu là trồng theo đơn đặt hàng và nhu cầu tiêu thụ thị trường. Thế nhưng, sản phẩm được ưa chuộng, giá cả luôn ổn định và cao hơn mức giá thương lái mua tại chỗ khoảng 20%.

Theo anh Nguyễn Văn Minh Hùng ở ấp Hoà Trung, xã Kiến An, sử dụng phân hữu cơ sinh học đạt chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao, là việc ứng dụng sau tập huấn do Hội Nông dân huyện, Trạm BVTV và Trạm Khuyến nông huyện tổ chức.

Anh Hùng cho biết, với 5 công đất mỗi năm trồng được 1 vụ hành lá và 3 vụ cải bẹ vúng, qua hạch toán chi phí, hành lá lợi nhuận 77 triệu đồng/vụ và cải bẹ vúng lợi nhuận 75 triệu đồng/3 vụ. Như vậy, tổng doanh thu 5 công đất trồng màu (1 vụ hành và 3 vụ cải bẹ vúng), gia đình lợi nhuận được 152 triệu đồng/năm.

Các thành viên THT trồng rau an toàn xã Mỹ Hòa (TP Long Xuyên) cho biết, nhờ ứng dụng các biện pháp canh tác, mỗi người lợi nhuận từ 300.000 - 500.000 đ/công. Trên 8ha trồng các loại rau như: Ớt, cà tím, đậu bắp, cải, xà lách, ngò thơm… đạt tổng doanh thu trên 3,5 tỷ đồng/năm, trừ chi phí còn lợi nhuận trên 1,7 tỷ đồng, bình quân trên 227 triệu đồng/ha/năm.

Hiện toàn tỉnh An Giang có 793 THT (hơn 17.000 thành viên) và 254 Câu lạc bộ nông dân (hơn 8.200 thành viên). Qua thông tin sinh hoạt, nhiều tiến bộ kỹ thuật và công nghệ mới được hội viên, nông dân ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm tăng giá trị SX và thu nhập đời sống nông thôn.

 

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Lúa cỏ có ảnh hưởng đến ngành lúa gạo Việt Nam?

Cần xây dựng một chương trình dài hạn 15 năm (2030 - 2045) về 'Thực trạng và nguy cơ lúa cỏ ảnh hưởng đến sản xuất và kinh doanh lúa gạo tại Việt Nam'.