| Hotline: 0983.970.780

30 năm khôi phục lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (20/3/1984 - 20/3/2014)

Hướng đến xây dựng NM điện hạt nhân

Thứ Năm 20/03/2014 , 10:31 (GMT+7)

“Dự án trung tâm nghiên cứu là một bước quan trọng hướng tới việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên tại Việt Nam và phát triển công nghệ trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân” là nội dung được nhiều nhà khoa học Việt Nam và Nga lưu ý tại hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 30 năm khôi phục hoạt động của lò phản ứng hạt nhân Đà Lạt (20/3/1984 - 20/3/2013) do Viện Nghiên cứu hạt nhân Đà Lạt tổ chức tạiLâm Đồng sáng ngày 19/3.

SẼ THÀNH LẬP MỘT TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU HẠT NHÂN

Tại hội thảo, có hơn 100 nhà khoa học quốc tế, đặc biệt là Nga, và Việt Nam tham dự với hơn 15 tham luận khoa học chuyên ngành năng lượng hạt nhân được trình bày.

Thứ trưởng Bộ KH-CN Lê Đình Tiến tại hội thảo cho biết: Trong tương lai không xa, Việt Nam sẽ thành lập một trung tâm nghiên cứu hạt nhân song song với việc xây dựng 2 nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận. Trung tâm này sẽ là nơi đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và ứng dụng công nghệ hạt nhân trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam và hướng theo tinh thần vì mục đích hòa bình của thế giới.

Cũng tại hội thảo, các nhà khoa học chuyên ngành năng lượng hạt nhân của Việt Nam cho rằng: Việc Việt Nam lựa chọn công nghệ Nga cho việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận có thể hiểu là một quyết định trên cơ sở nhiều năm kinh nghiệm của Liên bang Nga trong thi công nhà máy điện hạt nhân nói chung và công nghệ VVER nói riêng, cũng như kinh nghiệm toàn diện về sản xuất nhiên liệu hạt nhân.

14-59-04_dsc07696
Quang cảnh hội nghị khoa học về năng lượng nguyên tử ngày 19/3 tại Đà Lạt

Tham luận của TS Trần Chí Thành - Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam cho biết: Kế hoạch xây dựng nhà máy điện đầu tiên của Việt Nam tại Ninh Thuận và thành lập mới một trung tâm khoa học- kỹ thuật hạt nhân với lò phản ứng nghiên cứu đa mục đích đã được Chính phủ Việt Nam thông qua và sẽ thực hiện trong
tương lai gần.

Cùng với việc trình bày thực trạng các dự án nhà máy điện nguyên tử ở Việt Nam, TS Trần Chí Thành cũng đã dành nhiều thời gian để nói về kế hoạch phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực năng lượng hạt nhân của Việt Nam trong tham luận khoa học của mình.

Nhằm tăng cường hợp tác Việt - Nga về việc hình thành ngành công nghiệp hạt nhân cho Việt Nam, Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga (Rosatom) với tư cách đại diện Liên bang Nga trên lĩnh vực này đã ký thỏa thuận với Việt Nam về việc xây dựng tại Việt Nam một trung tâm công nghệ và nghiên cứu hạt nhân.

Theo phát biểu của các nhà khoa học tại hội thảo, trung tâm công nghệ và nghiên cứu hạt nhân tại Việt Nam được thành lập sẽ đáp ứng được các nhu cầu về khoa học, công nghệ, kỹ thuật liên quan... với mục tiêu chính là đào tạo nhân sự cho dự án điện hạt nhân của Việt Nam; đồng thời đáp ứng được việc nghiên cứu ứng dụng bức xạ hạt nhân trong sản xuất chất liệu công nghiệp, công nghệ sinh học, dược phẩm, điều khiển học, tự động hóa...

Ông V.A.Pershukov - Phó Tổng GĐ Rosatom đề nghị: Dựa trên cơ cấu đa dạng của dự án, Rosatom đề xuất xây dựng trung tâm nghiên cứu này của Việt Nam trên cơ sở nhiều thành phần; trong đó đáng chú ý là bao gồm một lò phản ứng nghiên cứu, các phòng thí nghiệm, trang thiết bị chuyên ngành, các cơ sở hạ tầng khác...

XÂY DỰNG NM ĐIỆN HẠT NHÂN ĐẦU TIÊN

Đại diện Rosatom cho biết: Hợp tác giữa các cơ quan hữu quan của Việt Nam và Liên bang Nga về ứng dụng năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình được điều phối trực tiếp bởi Tập đoàn Năng lượng nguyên tử quốc gia Nga. Rosatom quản lý tất cả các tư liệu hạt nhân của Liên bang Nga với vai trò kết hợp các hoạt động thương mại, xây dựng các công ty về hạt nhân và sản xuất nhiên liệu, và các chức năng khác do nhà nước bàn giao (chủ yếu là ANQP như cách ly hạt nhân, an toàn phóng xạ, phát triển khoa học hạt nhân...).

Vào tháng 10/2010, Nga và Việt Nam đã ký một thỏa thuận liên chính phủ về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam với 2 lò phản ứng. Tiếp đến, tháng 11/2011, một bản hợp đồng khác đã được ký kết giữa hai bên có nội dung về việc cung cấp dịch vụ tư vấn, lập đề án và nghiên cứu khả thi cho dự án thi công nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1.

Và, hồi tháng 2/2013, theo kế hoạch đã được thống nhất giữa hai bên, nhà máy điện hạt nhân đầu tiên của Việt Nam do Nga giúp đỡ xây dựng sẽ đi vào hoạt động kể từ năm 2023 hoặc 2024.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Mỗi hợp tác xã cần có thương hiệu

TRÀ VINH Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng cần xây dựng thương hiệu cho HTX. Làm sao mỗi nhà các thành viên HTX đều có bảng thông tin về HTX của mình để họ yêu quý, chăm chút cho HTX.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Khoanh vùng thiếu nước để ngừng sản xuất nông nghiệp

Công ty Thủy lợi Khánh Hòa khuyến cáo người dân không tự ý sản xuất đối với diện tích đã khoanh vùng tạm dừng sản xuất, nhằm tránh thiệt hại do không có nước tưới.