| Hotline: 0983.970.780

Huy động mọi nguồn lực xóa nhà dột nát

Thứ Hai 04/11/2019 , 09:15 (GMT+7)

Chương trình xóa nhà dột nát của huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái chưa bao giờ lại được sự ủng hộ nhiệt tình của các tầng lớp xã hội. Đó là cơ hội để Yên Bình huy động mọi nguồn lực cho “cuộc chiến” xóa nhà dột nát thành công…

16-10-22_4
Ngôi nhà mới xây của gia đình bà Nguyễn Thị Thanh Đích ở thôn Tân Bình, xã Tân Hương, huyện Yên Bình.

Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2019, huyện Yên Bình có 4.513 hộ, trong đó có 415 hộ nghèo rớt mùng tơi, đang phải sống trong những căn lều “ổ chuột”, mưa thì dột tứ tung, nắng nhìn thấu trời. Đây là một trong những yếu tố khó khăn nhất trong việc xây dựng NTM mà huyện Yên Bình phải huy động mọi nguồn lực để vượt qua.

Xã Tân Hương nằm cạnh hồ Thác Bà, có hơn 100 ha ruộng còn lại toàn là đồi núi. Theo bà con, những bờ xôi ruộng mật sau khi xây dựng nhà máy thủy điện Thác Bà phần lớn đều ngập dưới lòng hồ. Số ruộng còn lại đều manh mún nằm trong những khe đồi cướm nắng, năng suất thấp. Những năm 80 của thế kỷ trước, người dân phát trọc các cánh rừng để trồng ngô lúa, các đảo hồ Thác Bà cũng bị cạo trọc như đầu ông sư, cả một vùng núi trơ cằn sỏi đá.

Bà Nguyễn Thị Thanh Đích năm nay 73 tuổi thôn Tân Bình kể rằng: Tôi người dân Nam hà, năm 1965 tôi vào Thanh niên xung phong làm nhiệm vụ mở đường, vận tải lương thực, đạn dược cho bộ đội trên tuyến đường từ Nghệ An vào tới Hà Tĩnh. Sau ba năm thì về quê xây dựng với ông nhà tôi là bộ đội phục viên là người cùng làng.

16-10-22_3
Bà Nguyễn Thị Thanh Đích trước ngôi nhà dột nát.

Năm 1975, sau khi giải phóng miền Nam, gia đình tôi xung phong lên đây xây dựng kinh tế mới. Nói thật với các anh, nhà có 7 người nhưng chỉ có hai sào ruộng cuộc sống chật vật, đói kém quanh năm. Tôi có 5 đứa con 3 trai hai gái, khi lớn lên hai đứa khăn gói vào miền Nam sinh sống, năm 2004 chồng tôi mất vì bệnh ung thư, tôi sống một mình ở ngôi nhà dưới chân đồi. Thằng cả sống trong ngôi nhà dột nát ở đây.

Sau khi được Ban Nội chính Trung ương hỗ trợ 50 triệu cho tôi để xóa nhà dột nát, tôi bàn với anh con trai cả hai mẹ con hợp lực để xây ngôi nhà này, nếu không thì chẳng bao giờ xây được. Cộng với sự vay mượn của anh em dưới quê và sự giúp đỡ của mọi người trong thôn cùng các đoàn thể, nghĩa là mỗi người một tý, gia đình tôi xây dựng được ngôi nhà này hơn 300 triệu. Hiện còn nợ ngân hàng khoảng trăm triệu gì đó, công nợ trả dần, có cái nhà trú mưa nắng là yên tâm rồi…

Chúng tôi đến thăm gia đình anh Trần Văn Thủ, thôn Khuôn La, lúc này anh đang đi giúp người trong thôn chở sỏi cát bằng chiếc xe công nông tồng tộc nên chỉ có mình vợ anh chị Hoàng Thị Tâm ở nhà. Ngôi nhà mới xây của vợ chồng anh nhỏ xinh chưa có cửa, chị bảo: Nhà em đã đặt rồi, khoảng tháng nữa thì có cửa, Bệnh viện phụ sản Hà Nội giúp đỡ 60 triệu, tính ra tổng số tiền xây hết 130 triệu…

Tôi hết sức kinh ngạc, một ngôi nhà xây khá đẹp, rộng rãi mà chỉ xây chưa đến 150 triệu. Chị Tâm giải thích: Chồng em là thợ xây, anh em xây giúp lấy công giá rẻ, rồi mỗi người trong thôn giúp một tay, người có tiền thì giúp tiền, người giúp công…chứ mà thuê hết thì chắc phải hơn thế.

16-10-22_1
Ngôi nhà mới xây của gia đình chị Hoàng Thị Tâm.

Nói rồi chị Tâm dẫn chúng tôi lên xem ngôi nhà cũ phía trên. Thật không thể tưởng tượng nổi, ngôi nhà chừng hai chục mét vuông thấp lè tè mà 4 con người sống trong đó, mùa đông còn đỡ, mùa hè nóng như thiêu chịu sao nổi? Chị cười bảo: Những hôm nóng quá cả nhà mang chiếu ra các gốc cây nằm cho đỡ nóng. Bây giờ có nhà mới thì không còn sợ nắng mưa nữa…

Đoàn Thanh niên huyện Yên Bình đã kết nối với Đoàn Thanh niên Bệnh viện phụ sản Hà Nội giúp đỡ xây dựng 12 ngôi nhà, trị giá 720 triệu, Quỹ đền ơn đáp nghĩa của tỉnh, huyện giúp đỡ xây 10 ngôi nhà, Quỹ tấm lòng vàng do Liên đoàn Lao động tỉnh giúp đỡ xây 2 ngôi nhà, Quỹ mái ấm tình thương của Hội phụ nữ huyện giúp đỡ xây dựng 2 ngôi nhà, Quỹ từ thiện Kim Oanh, tỉnh Bình Dương giúp đỡ xây dựng 4 ngôi nhà, Nhà nhân ái do Huyện Đoàn xây mới 7 ngôi nhà, Ngân hàng Chính sách- Xã hội cho vay xây 20 ngôi nhà…

Tính đến đầu tháng 11/2019 toàn huyện xóa được 95 ngôi nhà dột nát, kế hoạch hết năm 2019 sẽ xóa được 120 ngôi nhà.

16-10-22_2
Ngôi nhà cũ của gia đình chị Tâm.

Ông Đoàn Hữu Phung - Bí thư huyện Yên Bình: Huyện chúng tôi đã dốc mọi nguồn lực để giúp người dân xóa nhà dột nát.

Tính đến nay huyện Yên Bình đã huy động gần 3 tỷ đồng từ các tổ chức xã hội, nhà hảo tâm để giúp bà con xóa trên 100 ngôi nhà dột nát.

Chỉ tính riêng xã Tân Hương có 37 nhà dột nát đến cuối tháng 10/2019 đã xóa xong 36 nhà. Đây là một trong những tiêu chí khó khăn nhất trong việc xây dựng NTM mà huyện chúng tôi quyết tâm làm...

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm