| Hotline: 0983.970.780

Huyện Xuyên Mộc được công nhận vùng an toàn dịch bệnh

Thứ Ba 09/04/2024 , 18:20 (GMT+7)

Bà Rịa - Vũng Tàu Cục Thú y vừa công nhận huyện Xuyên Mộc là vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả heo cổ điển (thời hạn 5 năm).

Từ năm 2015, huyện Xuyên Mộc đã triển khai nhiều giải pháp để duy trì, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật và đến nay có 7/13 đơn vị cấp xã được chứng nhận là vùng an toàn dịch bệnh đối bệnh cúm gia cầm và newcastle. Ngoài ra còn có các cơ sở chăn nuôi heo, bò, gà, vịt được chứng nhận là cơ sở an toàn dịch bệnh.

Huyện Xuyên Mộc có đàn thủy cầm khá lớn của tỉnh, với 96.000 con. Ảnh: Lê Bình.

Huyện Xuyên Mộc có đàn thủy cầm khá lớn của tỉnh, với 96.000 con. Ảnh: Lê Bình.

Huyện Xuyên Mộc hiện có trên 3.000 hộ chăn nuôi trâu, bò với tổng đàn hơn 12.000 con; trên 800 hộ chăn nuôi heo, với tổng đàn hơn 144.000 con; trên 3.500 hộ chăn nuôi dê, cừu, với tổng đàn hơn 36.000 con, trên 100 hộ chăn nuôi thủy cầm (tổng đàn 96.000 con); trên 22.000 hộ chăn nuôi gà (tổng đàn hơn 196.000 con).

Trên địa bàn huyện còn có 60 trang trại chăn nuôi. Trong đó có 46/60 trang trại áp dụng công nghệ cao như: chuồng lạnh; hệ thống máng ăn, máng uống tự động.

Bà Rịa - Vũng Tàu rất chú trọng công tác xây dựng cơ sở, vùng an toàn dịch bệnh trên địa bàn tỉnh. Trước đó, tỉnh đã hình thành được liên vùng an toàn dịch bệnh đối với bệnh dại động vật tại TP Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ và huyện Côn Đảo. Đây là các địa phương có thế mạnh phát triển về cảng biển, du lịch và nơi tập trung đông đảo khách du lịch, chuyên gia và người lao động.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh, tổng số lượng heo và gia cầm chăn nuôi trong các trang trại được công nhận chiếm trên 78% tổng đàn heo và gia cầm được nuôi tại các trang trại trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang triển khai thực hiện Dự án chuỗi liên kết giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Hướng đến mục tiêu nhằm hình thành 19 chuỗi liên kết giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm trong chăn nuôi.

Trong đó, 8 chuỗi liên kết chăn nuôi heo, 8 chuỗi liên kết chăn nuôi gia cầm và 3 chuỗi liên kết trứng gia cầm. Bảo đảm 75% sản phẩm chăn nuôi cung ứng ra thị trường trên địa bàn tỉnh được sản xuất theo chuỗi liên kết giá trị gia tăng và an toàn thực phẩm, với quy mô 396 ngàn con heo và 6,3 triệu con gia cầm, 420.000 con gia cầm đẻ trứng.

Đây có thể xem là một trong những giải pháp để ngành chăn nuôi của tỉnh phát triển ổn định, bền vững và góp phần gia tăng giá trị cho các sản phẩm của ngành, cung cấp sản phẩm an toàn, chất lượng cao cho người tiêu dùng.

Xem thêm
‘Đòn bẩy’ nuôi gà thả đồi

Mô hình liên kết nuôi gà thịt gắn với tiêu thụ tại Hoài Ân là ‘đòn bẩy’ thúc đẩy chăn nuôi gà thả đồi giai đoạn 2022 - 2026 theo chính sách khuyến khích của Bình Định.

Lão nông tự tạo chế phẩm tăng độ bám dính thuốc bảo vệ thực vật

Trong bối cảnh nhiều hộ trồng cam tại Cao Phong, Hòa Bình đang lao đao vì dịch bệnh thì vườn cam của ông Phạm Văn Cường lại xanh tốt, gây ấn tượng mạnh cho tôi.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.