| Hotline: 0983.970.780

Internet sẽ hỗ trợ cư dân nông thôn học tập suốt đời

Chủ Nhật 05/04/2015 , 10:40 (GMT+7)

Đã có khoảng 200.000 lượt cư dân đã đến các điểm và sử dụng gần 10 triệu giờ truy cập máy tính, tìm kiếm các dạng thông tin khác nhau và không ít trường hợp đã thành công khi vận dụng kiến thức vào đời sống.

Ngày 3/4/2015, Hội Khuyến học Việt Nam vừa phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và truyền thông (Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam”), tổ chức khóa Đào tạo kỹ năng tin học cho cán bộ  giáo dục, cán bộ trung tâm học tập cộng đồng của 11 tỉnh miền núi phía Bắc tại Tuyên Quang. 

Hàng trăm học viên là các cán bộ của các phòng Giáo dục thường xuyên,Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm học tập cộng đồng điển hình của Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Cạn, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, được đào tạo công nghệ thông tin cơ bản, kỹ năng khai thác thông tin trên Internet cũng như sử dụng các phần mềm quản lý… Khóa đào tạo không chỉ nhằm khuyến khích cộng đồng thụ hưởng lợi ích từ Internet mà còn góp phần hỗ trợ học tập suốt đời của cư dân khu vực nông thôn.

Các khóa đào tạo tương tự sẽ tiếp tục được tổ chức tại Huế, Đắc lắc, Sóc Trăng trong tháng 4 này, phục vụ cán bộ các khu vực miền Trung, Tây Nguyên và Nam Bộ. Trên cơ sở kiến thức, kỹ năng được đào tạo, cùng với cán bộ Thư viện và điểm Bưu điện văn hóa xã, các học viên sẽ trở thành những nhân tố mới  để truyền đạt, khuyến khích cộng đồng sử dụng Internet nói chung và sử dụng tại các điểm truy nhập của Dự án nói riêng, một cách thường xuyên, hữu ích.

Hiện tại, 12.000 hệ thống máy tính có kết nối Internet hoàn chỉnh đã được Dự án trang bị cho các điểm truy nhập công cộng tại 40 tỉnh, hình thành mô hình tiếp cận thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội… tại cộng đồng một cách thân thiện và miễn phí.

Hơn 1.200 khóa đào tạo hỗ trợ kiến thức, kỹ năng cùng với khoảng 4.000 sự kiện truyền thông đã được Dự án tổ chức trước đó, là những giải pháp thúc đẩy cộng đồng tiếp cận, hiểu và tiến tới ứng dụng thông tin từ Internet vào đời sống.

Đã có khoảng 200.000 lượt cư dân đã đến các điểm và sử dụng gần 10 triệu giờ truy cập máy tính, tìm kiếm các dạng thông tin khác nhau và không ít trường hợp đã thành công khi vận dụng kiến thức vào đời sống.

Thực tế, thông tin và Internet đã góp phần giúp người dân học tập kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp thành công; Sử dụng máy tính phục vụ học tập, tham gia các kỳ thi Olimpic toán, tiếng Anh qua mạng đạt giải cao; Sáng chế ra các thiết bị phục vụ sản xuất và đời sống… Để tiếp tục triển khai Dự án theo chiều sâu, từ năm 2015 này, bên cạnh việc ký kết hợp tác với Hội Khuyến học, Dự án sẽ còn tiếp tục phối hợp với các cơ quan, tổ chức khác như Hội Người khuyết tật, Hội Cựu chiến binh.

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Điều ước của 'tỷ phú mía' xứ Thanh

THANH HÓA Theo ông Trần Ngọc Chế, để nông dân yên tâm gắn bó với cây mía, cần chính sách ưu đãi vay vốn của để mở rộng diện tích và cơ giới hóa đồng bộ.