| Hotline: 0983.970.780

'Kéo' quá khứ về hiện tại bằng công nghệ vô tính

Thứ Sáu 06/04/2018 , 11:05 (GMT+7)

Trên thực tế, một số nhà khoa học đang nghiên cứu nhân bản động vật để không chỉ đạt được tiến bộ trong phòng thí nghiệm mà còn đưa ra thực tế cuộc sống vào năm 2070, theo BBC.

18-35-38_6
Trong tương lai, loài voi ma mút lông lá có thể sẽ được tái sinh, bằng hình thức lai ghép với loài voi hiện đại

Về mặt lý thuyết, các nhà khoa học có thể hồi sinh loài người Neanderthal sống cách đây một triệu năm. 
 

Triển vọng

Với một số người, viễn cảnh này có thể là điều đáng sợ. Song với vài người khác, đây lại là triển vọng thú vị. Khi đó, một người mê ẩm thực hoàn toàn có thể nhấm nháp hương vị loài tê tê, mà không sợ phạm luật. Một thợ săn có thể thỏa niềm đam mê săn tê giác đen, bởi con vật tương tự sẽ được hồi sinh sau khi bị giết hại. Một người ưa du lịch cũng sẽ có thể thoải mái ngắm báo tuyết trong vườn thú.

Tuy nhiên, với trình độ công nghệ hiện nay, giấc mơ về những chú khủng long một lần nữa lang thang trên Trái đất, vẫn là điều không tưởng. Hồi sinh loài thú này là một thách thức thực sự, và không rõ các nhà khoa học có thể làm DNA của khủng long “sống lại”.

Với công nghệ hiện nay, các mẫu DNA chỉ giúp ích cho việc hồi sinh động vật cách đây chừng một triệu năm. Do đó, về lý thuyết, các chuyên gia có thể hồi sinh người Neanderthal, sống cách đây 60.000 đến 100.000 năm. Còn với khủng long ba sừng Triceratops, cách đây 65 triệu năm, là điều chưa thể.

Với ý tưởng hồi sinh động vật đã tuyệt chủng, voi ma mút là điều có thể tiếp cận. Giới khoa học có các mẫu vật đông lạnh của voi ma mút, có thể cấy gien vào voi hiện đại, bởi chúng tương tự nhau về mặt di truyền. Người ta không thể thực sự đưa voi ma mút trở lại đúng như bản chất của nó, song loài mới này có thể sinh sản tự nhiên.

18-35-38_1
Một nhà nghiên cứu lấy một mẫu mô từ một voi ma mút lông đông lạnh

Các nhà khoa học có thể thực sự hồi sinh những loài tuyệt chủng gần thời nay hơn voi ma mút, ví dụ như chim bồ câu viễn khách, một loài chim di cư. Để làm được điều này, họ cần lập bản đồ gien toàn bộ các loài bồ câu viễn khách, sau đó biến đổi gien của loài chim bồ câu ngày nay để nó trở thành bồ câu viễn khách.

Khoa học đã có bước tiến dài kể từ khi nhân bản vô tính cừu Dolly vào năm 1996, theo nhận định của giáo sư sinh học Xiuchun (Cindy) Tian, đang làm việc tại Đại học Connecticut, Mỹ. Ông là người nghiên cứu về nhân bản động vật nhờ kích hoạt DNA dựa trên nhân tế bào.
 

Trở ngại

Các nỗ lực bảo tồn đang gây tranh cãi về việc cấy phôi tê giác trắng vào một con tê giác khác thay thế. Theo ước tính của giáo sư Tian, nếu có đầy đủ hỗ trợ chính trị và tài chính, chỉ cần10 năm để đạt được thành quả, cứu sống nhiều loài thú hiếm hoặc đang bị đe dọa đang sống trong các vườn thú.

18-35-38_2
Các nỗ lực bảo tồn loài tê giác trắng, đang bên bờ tuyệt chủng, vẫn còn gây tranh cãi

Năm 2000, vườn thú San Diego, Mỹ, đã có kế hoạch đưa bò tót Ấn Độ mang tên Noah ra triển lãm trước công chúng, mặc dù con vật chết vài ngày sau đó vì nhiễm trùng.

Tiếp theo, vườn thú này nuôi một con bò rừng Đông Nam Á tên Jahava, trong 7 năm, cho đến khi con bò bị gãy chân và bị xử lý bằng “cái chết êm ái”, (tiêm thuốc để chết không đau đớn).

Cả Jahava và Noah đều được nhân bản từ những tế bào thuộc kho đông lạnh của vườn thú San Diego, nơi chứa nhiều mảnh mẫu da đông lạnh của những loài vật đang bên bờ vực tuyệt chủng.

“Trở ngại lớn nhất là tài chính và chính trị, chứ không phải khoa học”, giáo sư Tian nói.

Trên thực tế, tỷ lệ tử vong ngay từ đầu của các động vật nhân bản là rất cao. Các nguyên nhân chưa được hoàn toàn làm rõ, song dường như đó là lỗi tái lập trình: Về cơ bản, hạt nhân tế bào trứng của động vật chứa bộ nhớ gien và kháng lại việc thay thế bằng nguyên liệu gien mới. Động vật nhân bản phải trải qua quá trình này, được gọi là chuyển hạt nhân tế bào soma. “Động vật nhân bản phải sống sót qua cú sốc đầu tiên. Nếu được, chúng thường khỏe mạnh”, giáo sư Tian cho biết.

Nhiều ý kiến quan ngại về tỷ lệ tử vong cao hoặc chết sớm của các động vật nhân bản. Tuy nhiên, tỷ lệ thành công đang gia tăng. Năm 1996, các nhà khoa học cần đến 277 phôi để nhân bản thành công cừu Dolly. “Bây giờ, nếu bạn đưa ra 100 phôi nhân bản, bạn sẽ có 10 đến 20 con vật được sinh ra. Đó là sự thay đổi đáng đáng kinh ngạc”, Tian cho biết.

Mặc dù vậy, tỷ lệ tử vong cao đồng nghĩa với nhân bản động vật vẫn là thứ đắt đỏ. Loại động vật nhân bản hiệu quả nhất hiện nay là bò nuôi lấy thịt, nguồn gien có giá trị với nông dân. Giáo sư Tian ước tính chi phí nhân bản một con bò đực ít nhất là 15.000 USD. Trong khi đó, nhân bản động vật hoang dã hoặc động vật có nguy cơ tuyệt chủng, lại tốn chi phí hơn nhiều lần. Lý do là ít thông tin và ít mẫu vật để thí nghiệm.

18-35-38_3
Bò rừng Đông Nam Á đã được nhân bản thành công từ một mẫu da đông lạnh và được lưu giữ tại Vườn thú San Diego (Mỹ)

Ở góc nhìn khác, Daniel Wright, giảng viên quản lý du lịch tại Đại học Lancashire, Mỹ, cho rằng nghiên cứu nhân bản vô tính góp phần kích cầu du lịch. “Những người ưa mạo hiểm sẽ trả tiền để săn thú tại Nam Phi, ăn thịt động vật ở Nhật Bản, hoặc phát hiện những động vật có nguy cơ tuyệt chủng khi đi thám hiểm tại Mỹ”, Wright nói.

Chuyên gia này lấy ví dụ về việc thịt cá nóc vẫn được ưa chuộng tại Nhật Bản, dù việc đánh bắt quá mức đang khiến vài loài cá nóc có nguy cơ tuyệt chủng.

18-35-38_4
Nhân bản động vật giúp việc ăn cá nóc tại Nhật Bản trở nên dễ dàng hơn

Gây tranh cãi hơn nữa là chương trình của chính phủ Namibia, châu Phi, về việc cho phép săn bắn vài con tê giác đen mỗi năm. Namibia lập luận rằng nguồn tiền thu được từ du lịch săn bắn, sẽ giúp ích cho chương trình nhân bản động vật, và những con tê giác bị săn đều là thú hoang.

Nhân bản, được hai chuyên gia trên coi là phương pháp giúp giải quyết vấn đề bảo tồn động vật và phát triển kinh tế du lịch.

Xem thêm
Chăn nuôi nhỏ lẻ chật vật xoay sở trong nắng nóng

Nắng nóng kéo dài, diện tích đồng cỏ tự nhiên thu hẹp cùng với giá bán giảm khiến cho nhiều hộ chăn nuôi gia súc nhỏ lẻ tại Đắk Lắk gặp nhiều khó khăn.

Quảng Trị chưa có địa phương nào thành lập được đội bắt chó thả rông

Bệnh dại đã xuất hiện nhưng tỷ lệ tiêm phòng tại Quảng Trị vẫn đạt thấp, các đội bắt chó thả rông cũng chưa được thành lập theo kế hoạch.

Gia Lai có thêm 5 mã số vùng trồng và cơ sở đóng gói

Gia Lai vừa có thêm 2 mã số vùng trồng và 3 mã số cơ sở đóng gói, nâng tổng số lên 227 mã số vùng trồng và 38 mã số cơ sở đóng gói.