| Hotline: 0983.970.780

Khắc phục rừng bị thiệt hại do thiên tai

Thứ Năm 12/09/2024 , 08:52 (GMT+7)

Rừng bị thiệt hại nặng, gãy đổ hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) thì khai thác, tận thu toàn bộ.

Thống kê rừng bị thiệt hại

Khi điều kiện bảo đảm an toàn, tổ chức thống kê, đánh giá, phân loại diện tích, mức độ rừng bị thiệt hại theo quy định và báo cáo các cơ quan chức năng.

Xử lý, khai thác rừng bị thiệt hại đối với rừng sản xuất

- Đối với rừng trồng thuộc sở hữu của chủ rừng do chủ rừng quyết định việc khai thác, tận dụng, tận thu. Sau khi khai thác, chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi thời tiết thuận lợi.

Bão số 3 đã khiến nhiều diện tích rừng trồng của người dân bị gãy đổ, thiệt hại rất lớn. Ảnh: Đào Thanh.

Bão số 3 đã khiến nhiều diện tích rừng trồng của người dân bị gãy đổ, thiệt hại rất lớn. Ảnh: Đào Thanh.

- Đối với gỗ rừng sản xuất là rừng trồng do nhà nước đại diện chủ sở hữu, rừng phòng hộ là rừng trồng: Tổ chức đánh giá mức độ thiệt hại, ước tính giá trị lâm sản tận thu; phương thức, điều kiện khai thác, tận thu, cụ thể:

+ Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nặng, cây rừng bị gãy đổ hoàn toàn hoặc số cây còn lại không đảm bảo tiêu chí thành rừng (tỷ lệ đổ, gãy trên 70%) thì khai thác, tận thu toàn bộ số cây. Sau khi khai thác, tận thu, chủ rừng có trách nhiệm trồng lại rừng ngay vụ kế tiếp khi thời tiết thuận lợi.

+ Đối với diện tích rừng bị thiệt hại nhẹ, số cây còn lại đủ tiêu chí thành rừng thì chỉ tận thu những cây bị đổ, gãy.

- Thủ tục khai thác, tận dụng, tận thu gỗ rừng trồng bị thiệt hại do bão thực hiện theo quy định hiện hành.

- Khai thác, tận dụng, tận thu ngay sau khi có điều kiện thời tiết thuận lợi; liên hệ các cơ sở thu mua, cơ sở chế biến trên địa bàn để thu mua hết lượng lâm sản khai thác, tận thu.

Phục hồi, trồng lại rừng sau thiên tai

- Chuẩn bị nguồn giống và nhu cầu sử dụng để lập phương án trồng lại rừng.

- Khẩn trương khắc phục, sửa chữa, tiêu độc khử trùng các vườn ươm để đưa vào sản xuất.

- Thực hiện các biện pháp kỹ thuật khơi rãnh thoát nước, phun thuốc phòng chống nấm bệnh ảnh hưởng đến cây con hiện còn, đồng thời triển khai ngay công tác sản xuất cây giống có hiệu quả, chất lượng, đảm bảo cung cấp đủ cây giống cho công tác trồng, chăm sóc rừng bị thiệt hại.

Nguồn vốn hỗ trợ khắc phục thiệt hại

Sau khi đã thống kê thiệt hại, chủ rừng liên hệ với cơ quan chức năng địa phương để được hướng dẫn hỗ trợ khắc phục thiệt hại, cụ thể:

- Đối với những diện tích rừng bị thiệt hại thuộc vùng được chi trả dịch vụ môi trường rừng thì sử dụng 5% kinh phí theo quy định tại điểm d, khoản 2, 3 Điều 70 Nghị định 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp để hỗ trợ.

- Đối với các diện tích rừng bị thiệt hại khác thì sử dụng nguồn kinh phí theo quy định tại khoản 1, Điều 7 Nghị định số 02/2017/CP ngày 09/01/2017 của Chính phủ để hỗ trợ.

Xem thêm
Quảng Nam định hướng trở thành trung tâm công nghiệp dược liệu

Tỉnh Quảng Nam sẽ có cơ chế chính sách, nguồn lực, tạo điều kiện và thu hút doanh nghiệp lớn tham gia đầu tư để phát triển cây dược liệu trên địa bàn.

Dựa vào dân để giữ rừng Pù Huống

Diện tích rừng trải rộng nhưng sức người quá nhỏ bé, để giữ vốn quý những con người tại Ban quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Huống phải nỗ lực rất lớn.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.