| Hotline: 0983.970.780

Khánh Hòa: Tôm hùm khó bán, giá thấp

Thứ Bảy 04/01/2020 , 09:42 (GMT+7)

Nhưng ngày cuối năm, giá tôm hùm thương phẩm trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa lên xuống thất thường, khiến người nuôi lo lắng.

Bất ổn giá tôm

Ngày 3/1, ông Lâm Anh Tuấn, Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Bình, TP Cam Ranh- “thủ phủ” nuôi tôm hùm xanh ở Khánh Hòa cho biết, hôm 2/1, giá tôm hùm xanh thương phẩm trên địa bàn đã “ nhích” lên từ 680-700 ngàn đ/kg, tăng từ 80-100 ngàn đ/kg, so với những ngày trước. Với giá tôm hiện nay, người nuôi thu hoạch có mức lãi ít, chứ không nhiều.

Người nuôi lo lắng giá tôm xanh thương phẩm hiện tại lên xuống thất thường.

Tuy nhiên với giá tôm hiện nay, theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Cam Bình khá bất ổn, có thể lên hoặc xuống lại trong vài ngày tới. Bởi nguyên nhân giá tôm đột ngột tăng lên, một phần người nuôi “găm” hàng hạn chế xuất bán, khiến nguồn cung khan hiếm. Nên buộc thương lái phải đẩy giá lên để thu mua gom hàng xuất sang thị Trung Quốc. Chứ trước đó, giá tôm hạ xuống chỉ còn 600 ngàn đ/kg, khiến người nuôi thu hoạch thua lỗ nặng.

Tại vùng nuôi tôm hùm TX Sông Cầu (Phú Yên) giá tôm hùm thời gian gần đây cũng giảm xuống mức thấp, khiến người nuôi thu hoạch kém vui. Một lãnh đạo Phòng NN-PTNT TX Sông Cầu cho biết, giá tôm xanh chỉ khoảng 600 ngàn đ/kg, còn tôm bông khoảng 1,3 triệu đồng/kg. Với giá tôm trên, người nuôi thu hoạch khó mà có lãi.

Anh Nguyễn Văn Hậu, một người nuôi tôm hùm ở thôn Bình Ba Tây, xã Cam Bình, cho biết: “Khoảng 1 tháng trước, giá tôm hùm xanh đã tăng trở lại lên đến 800 ngàn đồng/kg, sau thời gian dài ở mức thấp trên dưới 600 ngàn đ/kg. giá này, người nuôi rất phấn khởi vì thu hoạch có mức lãi khá. Tuy nhiên chưa tới 1 tuần, giá tôm thịt bắt đầu liên tục giảm, chỉ còn 600 ngàn đ/kg khiến người nuôi  “khóc ròng”. Vì xuất bán người nuôi cầm chắc thua lỗ từ 7 -10 triệu đồng/lồng.

Cụ thể, mỗi lồng người nuôi thả 350 con, nhưng trong quá trình nuôi bị hao hụt từ 50-100 con/lồng (tùy lồng). Nếu họ thu hoạch trung bình mỗi lồng đạt từ 50-60 kg tôm thương phẩm. Với giá tôm 600 ngàn đồng/kg, doanh thu từ 30-36 triệu đồng/lồng. Trong khi chi phí đầu tư mỗi lồng bao gồm giống và thức ăn đã từ 40-42 triệu đồng, chưa kể các chi phí khác như công lao động.

Cũng theo người nuôi tôm ở xã Cam Bình bộc bạch, giá tôm thương phẩm thời gian qua liên tục giảm là trái với quy luật mọi năm. Bởi gần tết Nguyên đán, giá tôm hùm phải tăng mạnh, dao động từ 700-800 ngàn đ/kg, thậm chí còn cao hơn nữa.

Tuy nhiên trước áp lực cuối năm phải thanh toán tiền mồi đã mua nợ từ trước, nhiều người nuôi đã tránh nhau bán, khiến việc tiêu thụ diễn ra chậm. Người nuôi cho rằng, họ phải gọi thương lái sắp lịch mới đến lượt mình xuất bán.

Đóng hàng tôm vào rổ, để xuất sang th

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình xác nhận việc tiêu thụ tôm chậm và cho biết, hiện nay bà con đang đứng trước khó khăn tôm đến lượt xuất bán, nhưng không bán được mà giá lại thấp.

“Tôm đã đến thời kỳ thu hoạch, nếu không bán thì nó mang trứng sẽ bị thương lái chê và không mua. Hơn nữa giá mồi hiện tại tăng cao, nếu càng nuôi, người nuôi sẽ càng thua lỗ nếu bán giá ở mức thấp”, ông Ân chia sẻ.

Cũng theo lãnh đạo Hội Nông dân xã Cam Bình, thời gian qua khi giá tôm xanh giảm xuống mức 600 ngàn đ/kg, nhiều người trên địa bàn xuất bán thua lỗ. Hộ lỗ ít hàng chục triệu đồng, còn lỗ nhiều lên đến hàng trăm triệu đồng.

Giá có lên nữa?

Theo người nuôi tôm hùm xã Cam Bình, việc giá tôm tăng hay giảm người nuôi không rõ. Bởi thương lái thông báo thu mua giá bao nhiêu, thì họ bán bấy nhiêu, chứ không nắm được giá thị trường.

“Nhiều thương lái thu mua hôm nay, còn thông báo giá tôm ngày hôm sau luôn. Do đó nếu bà con không bán, giá tôm tiếp tục hạ là càng thua lỗ”, anh Hậu nói.

Các thương lái nhận định, giá tôm thời gian tới sẽ ít biến động, tăng mạnh. Bởi nguồn cung hiện nay các vùng nuôi khá dồi dào.

Ông Nguyễn Ân, Chủ tịch UBND xã Cam Bình, cho biết, về giá tôm thời gian qua giảm mạnh ông cũng không rõ. Ông chỉ nghe thương lái nói năm nay nhiều vùng nuôi tôm được mùa nên sản lượng tăng mạnh, trong khi thị trường tiêu thụ chính từ Trung Quốc “ăn” chậm.

Không chỉ giá tôm xanh ở mức thấp, mà giá tôm sao (tôm bông) thời điểm hiện tại cũng chỉ dao động từ 1,4-1,7 triệu đ/kg. Nếu so với giá tôm thịt thời điểm những tháng đầu năm, thì giá tôm hiện nay đã nhích lên nhiều. Nhưng so với thời điểm năm ngoái, mức giá hiện tại lại thấp hơn nhiều, bởi năm ngoái giá tôm lên đến trên dưới 2 triệu đồng/kg.

Về vấn đề này, PV Báo NNVN trao đổi với một đại diện Cty chuyên thu mua tôm hùm xuất sang thị trường Trung Quốc, ở TP Cam Ranh cũng xác nhận, giá tôm thời gian qua ở mức thấp là do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm. Trong khi năm nay sản lượng tôm hùm thịt ở các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên rất nhiều.

“Do thị trường Trung Quốc tiêu thụ chậm nên Cty thu mua tôm xuất khẩu cũng ít lại. Như hiện tại trung bình mỗi ngày, Cty chỉ xuất 2-3 tấn, trong khi mọi năm mỗi ngày từ 5-6 tấn sống tôm xuất sang Trung Quốc”, đại diện Cty chuyên xuất tôm hùm sang Trung Quốc nói.

Về nhận định giá tôm trong thời gian tới, đại diện Cty này cho hay, giá tôm khó tiếp tục tăng lên cao, mà chỉ giữ mức ổn định trên dưới 700 ngàn đ/kg. Vì nguồn cung hiện nay các địa phương khá dồi dào.

Được biết, năm 2019 toàn xã Cam Bình đã xuất bán khoảng 320 tấn tôm thịt. Hiện xã này còn khoảng 100 tấn tôm thịt nữa chưa xuất bán.

Xem thêm
Nghệ An: Tôm chết hàng loạt, nghi do bệnh mới

Tôm chết nhiều trên diện tích khoảng 25ha, trong đó phần đa xuống giống chưa được bao lâu. Đây là hồi chuông báo động đối với nghề hoàng kim một thời ở Nghệ An.

Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm