| Hotline: 0983.970.780

Khánh thành tuyến đường hơn 22 tỷ đồng được Dự án VnSAT tài trợ

Thứ Sáu 27/05/2022 , 15:33 (GMT+7)

Tuyến đường giao thông nội đồng có chiều dài gần 8km được Dự án VnSAT tài trợ giúp cho các thành viên HTX Dịch vụ Nông nghiệp Êa Wi phát triển cà phê bền vững.

Ngày 27/5, Ban quản lý Dự án VnSAT Đắk Lắk đã tổ chức lễ bàn giao công trình "Nâng cấp hệ thống giao thông phục vụ phát triển cà phê bền vững liên vùng xã Ea Yông, huyện Krông Pắk". Tham dự buổi lễ có ông Hardwick - Chủ nhiệm Dự án, Đại diện Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam; ông Lê Văn Hiến, Giám đốc Ban quản lý Dự án VnSAT Trung ương và ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk.

Dự án đường giao thông liên vùng xã Êa Yông được Dự án VnSAT tài trợ cho HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ea Wi có chiều dài 7,63 km với tổng mức đầu tư 22 tỷ đồng. Công trình được thiết kế theo cấp đường giao thông loại B, có bề rộng nền đường là 5m, trong đó mặt đường bê tông rộng 3,5m. Công trình gồm 2 tuyến, tuyến 1 dài 2,8km; tuyến 2 dài hơn 5km.

Tuyến đường có chiều dài gần 8km được Dự án VnSAT tài trợ. Ảnh: Quang Yên. 

Tuyến đường có chiều dài gần 8km được Dự án VnSAT tài trợ. Ảnh: Quang Yên. 

Ông Ama Zon, Phó Giám đốc HTX Dịch vụ Nông nghiệp Ea Wi cho biết, HTX được thành lập từ năm 1979, đến nay có 318 thành viên. Những năm trước đây, do trình độ dân trí của bà con đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. Do đó việc canh tác cà phê còn gặp nhiều khó khăn, năng suất thấp. Trong khi giao thông đi lại không thuận lợi nên góp phần tăng chi phí sản xuất dẫn đến hiệu quả canh tác không cao, ảnh hưởng đến đời sống kinh tế của các thành viên HTX.

Sau khi tham gia Dự án, HTX Ea Wi được Ban quản lý Dự án VnSAT tỉnh Đắk Lắk quan tâm, hỗ trợ, tổ chức nhiều lớp tập huấn về sản xuất và tái canh cà phê theo hướng bền vững. Đồng thời, Dự án cũng xây dựng các điểm mô hình trình diễn về sản xuất cà phê để bà con học tập nên năng suất, sản lượng của các thành viên HTX dần được nâng cao góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống.

Theo ông Ama Zon, ngoài tập huấn, Dự án VnSAT còn hỗ trợ HTX đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị chế biến cà phê. Đặc biệt, Dự án hỗ trợ HTX đầu tư gần 8km đường giao thông nội đồng với chi phí hơn 22 tỷ đồng.

“Trước đây người dân đi lại canh tác, vận chuyển sản phẩm rất khó khăn, vào mùa mưa thì đường lầy lội, không thể di chuyển làm tăng chi phí đầu tư. Từ khi được Dự án VnSAT hỗ trợ làm đường giao thông việc canh tác của người dân được thuận lợi, giảm được chi phí vận chuyển. Từ đó, giúp các thành viên HTX nâng cao thu nhập, canh tác bền vững”, ông Ama Zon cho biết.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết, Dự án VnSAT đã vượt kế hoạch đề ra. Ảnh: Quang Yên.

Ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Đắk Lắk cho biết, Dự án VnSAT đã vượt kế hoạch đề ra. Ảnh: Quang Yên.

Ông Tạ Văn Chăm, Phó Chủ tịch UBND xã Ea Yông, huyện Krông Pắk cho biết, địa phương về đích nông thôn mới từ năm 2018, trong đó có tiêu chí số 2 là đường giao thông. Chính quyền thực hiện tiêu chí này hết sức khó khăn, đòi hỏi phải có nguồn lực và sự đồng lòng hiến đất, công sức của nhân dân. Tuy nhiên, Dự án VnSAT đã góp phần giúp địa phương đầu tư đường giao thông, hoàn thành các tiêu chí nông thôn mới.

“Trước đây, tuyến đường này là đường mòn do nhân dân tự làm, chưa được đầu tư xây dựng nên xuống cấp nghiêm trọng. Mùa mưa thì lầy lội, mùa nắng thì bụi bặm rất khó khăn cho việc vận chuyển nông sản cũng như đi lại sản xuất của bà con trong vùng. Được sự quan tâm của Dự án VnSAT tạo điều kiện về nguồn lực, vốn đầu tư xây dựng công trình, sự đồng tình hiến đất của nhân dân. Tuyến đường khi đưa vào sử dụng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của địa phương”, ông Chăm chia sẻ.

Các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến đường. Ảnh: Quang Yên.

Các đại biểu cắt băng khánh thành tuyến đường. Ảnh: Quang Yên.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Vũ Đức Côn, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Đắk Lắk cho biết, Dự án VnSAT được triển khai tại địa phương từ năm 2015 và được thực hiện trên địa bàn 10 huyện, thị xã, thành phố với mục tiêu đề ra là 60.000 nông dân được hưởng lợi. Trong đó, 50 Tổ chức nông dân vùng Dự án được tập huấn, đào tạo áp dụng quy trình canh tác cà phê bền vững trên diện tích 15.000ha.

Đến nay, Dự án đã hoàn thành và vượt kế hoạch đề ra, cụ thể có 64 Tổ chức nông dân được dự án đào tạo và hỗ trợ đầu tư; 72.000 nông dân hưởng lợi và diện tích cà phê được áp dụng quy trình canh tác bền vững là gần 20.000ha.

Về cơ sở hạ tầng, từ năm 2016-2020, Dự án VnSAT đã triển khai đầu tư nâng cấp tổng cộng 21 công trình cơ sở hạ tầng để phục vụ nhu cầu kết nối các vùng sản xuất cà phê trọng điểm của tỉnh. Trong đó, 9 công trình đầu tư công gia đoạn năm 2021-2022.

Theo ông Côn, công trình nâng cấp hệ thống đường giao thông phục vụ phát triển cà phê bền vững liên vùng xã Ea Yông, huyện Krông Pắk là 1 trong 9 tiểu dự án cơ sở hạ tầng giai đoạn đầu tư công. Dự án có ý nghĩa thiết thực trong việc kết nối giao thông vùng sản xuất để phát triển cà phê bền vững cho các thành viên HTX nói riêng và nhân dân địa phương nói chung.

Tuyến đường giúp các thành viên HTX, người dân trong khu vực phát triển cà phê theo hướng bền vững. Ảnh: Quang Yên.

Tuyến đường giúp các thành viên HTX, người dân trong khu vực phát triển cà phê theo hướng bền vững. Ảnh: Quang Yên.

“Mặc dù công trình triển khai trong thời điểm dịch Covid-19 diễn ra phức tạp nhưng các đơn vị đã phối hợp chặt chẽ, đảm bảo hoàn thành đúng tiến độ. Khi công trình đưa vào sử dụng, HTX và chính quyền địa phương cần có kế hoạch duy tu, bảo dưỡng để phát huy hiệu quả lâu dài giúp kết nối vùng sản xuất cà phê bền vững của nhân dân các dân tộc tại địa phương theo mục tiêu của Dự án VnSAT đề ra”, ông Côn nhấn mạnh.

Trang thông tin có sự đồng hành của Dự án chuyển đổi nông nghiệp bền vững tại Việt Nam - VnSAT

Xem thêm
Hội chợ xúc tiến thương mại khu vực kinh tế tập thể, hợp tác 2024

Hội chợ diễn ra từ 18-22/4 tại phố Trần Nhân Tông và công viên Thống Nhất, Hà Nội với sự tham gia của 120 HTX từ 44 tỉnh thành và 30 doanh nghiệp.

350 lao động Đồng Tháp sang Hàn Quốc làm nông nghiệp thời vụ

Đã có 350 người lao động Đồng Tháp trúng tuyển để xuất cảnh đi làm việc thời vụ tại Hàn Quốc trong tháng 3 và tháng 4/2024.

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ chi trả 352 triệu đồng quyền lợi cho khách hàng

Bảo hiểm Agribank Phú Thọ phối hợp với Agribank - Chi nhánh Tuyên Quang chi trả quyền lợi Bảo an tín dụng cho khách hàng tham gia vay vốn không may gặp rủi ro.

Bình luận mới nhất

Nông nghiệp tuần hoàn: Làm sao để tiết kiệm nguồn phụ phẩm thừa từ chế biến thủy sản? Trả lời: Ủ vi sinh để tận dụng, tiết kiệm phụ phẩm thừa từ quá trình chế biến thủy hải sản để tạo ra sản phẩm dành cho cây trồng. Ví dụ như các sản phẩm Đạm cá vi sinh, Đạm trứng vi sinh… Tình hình kinh thế thế giới nói chung hiện nay, Việt Nam nói riêng, thì nhu cầu về lương thực, cụ thể là ngành nông nghiệp đang rất thiết yếu và sáng sủa so với những ngành khác, vì vậy sản phẩm dành cho cây trồng, nhất là hữu cơ và sinh học được Nhà nước ủng hộ, cũng tốt cho môi trường nói chung. Còn khó khăn về pháp lý là việc sản xuất và lưu hành sản phẩm, như phân bón hoặc thuốc bảo vệ thực vật cho cây trồng thì yêu cầu các loại giấy phép nhiều như: Giấy phép môi trường, phòng cháy chữa cháy, chứng nhận ISO… Tuy nhiên, với dòng sản phẩm Chế phẩm vi sinh vật, điều kiện dễ dàng hơn, theo Tiêu chuẩn Việt Nam 6168:2002 –Chế phẩm vi sinh vật phân giải xenlulozo dành cho cây trồng. Doanh nghiệp hoặc hợp tác xã chỉ cần sản xuất đúng thực tế là đã có thể sản xuất và lưu hành sản phẩm được. Đây là 1 hướng mở để tận dụng được nguồn phụ phẩm trong ngành Chế biến thủy sản mà một số công ty đã và đang áp dụng vào thực tế. Minh Khang: 0967.292.160
+ xem thêm