| Hotline: 0983.970.780

Khiêm tốn và liêm khiết

Thứ Bảy 09/02/2019 , 13:50 (GMT+7)

Ông Trần Quân Ngọc, Thư ký của đồng chí Đỗ Mười, cho biết: bà Tạ Thị Thanh, vợ đồng chí Đỗ Mười là một người cực kỳ hiền hậu, khiêm tốn, giản dị và liêm khiết.

Đi làm nuôi em

Bà Tạ Tuyết Mai là em gái út phu nhân cố Tổng Bí thư Đỗ Mười, kể lại: Cụ ông thân sinh chị em bà là Tạ Đình Kính, người ở Chương Mỹ - Hà Đông (nay là Hà Nội) vào làm việc cho Pháp ở tòa sứ Phủ Diễn (Diễn Châu, Nghệ An) rồi lấy cụ bà Hoàng Thị Tuyến người xã Diễn Kim và sinh sống tại đây.

18-00-48_ktgd_-_t_thi_thnh_-_do_muoi
Ông bà Đỗ Mười - Tạ Thị Thanh ngắm chiếc áo dài - kỷ vật của Hồ Chủ tịch tặng khi sinh con đầu lòng Nguyễn Duy Trung

Ông bà Hàn Kính có suy nghĩ: “Con gái mà được ăn học thì sau này lấy chồng không bị khinh thường”. Nhờ vậy, cả 6 người con, 5 gái 1 trai đều được học hành. Học hết trường xã, trường huyện, trường tỉnh ở Nghệ An rồi lại ra Hà Nội thuê nhà trọ học.

6 người con của cụ Hàn Kính, giờ chỉ còn mỗi mình người con gái út mà tôi được trò chuyện. Tên thật của bà là Tạ Thị Tuyết. Hoạt động cách mạng, bà lấy bí danh là Mai, từ đó cái tên Tạ Tuyết Mai gắn bó với cuộc đời bà. Sau năm 1954, bà công tác tại Sở Y tế Hà Nội cho đến khi nghỉ hưu.

Một thoáng nghĩ, bà Mai kể rành rọt cho tôi nghe về từng anh chị em trong gia đình: Anh trai cả là Tạ Bính Thìn, làm kiểm soát viên ngành lâm nghiệp. Chị gái thứ hai là Tạ Thị Tỵ lấy chồng, về Lạng Sơn. Chị gái thứ ba là Tạ Thị Thanh, phu nhân đồng chí Đỗ Mười. Chị gái thứ tư là Tạ Thị Bạch, vợ ông Vũ Thiện Bảo, nguyên Trưởng ban Thanh tra Bộ Cơ khí Luyện kim (nay là Bộ Công thương). 

Chị gái thứ năm là Tạ Thị Trinh (Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội), phu nhân đồng chí Phan Mỹ, nguyên Chánh Văn phòng Phủ Chủ tịch, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp. Và cô út Tạ Tuyết Mai, vợ ông Nguyễn Văn Hướng (tức Trần Vĩnh Uy), Vụ trưởng Vụ Hợp tác của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam.

“Chị Thanh tôi đi học sớm, rồi ra đi làm nuôi em, coi như chủ trì trong gia đình, lo toan, sắp xếp tất cả, chững chạc lắm. Ngoài giờ dạy, chị còn đi dạy thêm tiếng Pháp cho con một công chức. Mấy chị em cứ tự hào nuôi nhau”, bà Tuyết Mai xúc động nhớ về những kỷ niệm cũ.
 

Nếp sống giản dị

Trong ký ức của người em gái út, bà Tạ Thị Thanh là người hiền từ. Dù làm Bí thư Đảng ủy - Phó Giám đốc Bệnh viện C (nay là Bệnh viện Phụ sản Trung ương) hay phu nhân Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) hay Tổng Bí thư, bà vẫn giữ một nếp sống giản dị, yêu thương mọi người như nếp nhà xưa. “Anh hỏi cán bộ cũ ở Bệnh viện C mà xem, ai cũng biết chị Thanh hiền hậu”.

18-00-48_ktgd_-_t_thi_thnh
Bà Tạ Thị Thanh - phu nhân đồng chí Đỗ Mười

Từ những năm 1960, có chồng làm cán bộ cao cấp (khi đó đồng chí Đỗ Mười đã là Bộ trưởng, Phó Thủ tướng Chính phủ) nhưng bà Thanh vẫn đạp xe đi làm. Thỉnh thoảng hai chị em gặp nhau ở bên kia đường nói chuyện gia đình rồi lại vội vã ai làm công việc người đấy.

Lúc trẻ, mỗi người bận rộn với công tác cơ quan riêng của mình. Nghỉ hưu, mấy chị em gái mới có điều kiện thăm nhau thường xuyên hơn. Mỗi người một hoàn cảnh riêng, san sẻ với nhau tình cảm lúc về già.

Việc Đảng, việc nước đặt trọng trách lên vai Tổng Bí thư Đỗ Mười khi ông đã ngoài 80 tuổi cho nên ông không có nhiều thời gian chia sẻ chuyện nhà như những người anh em đồng hao khác. 

Dường như càng bận việc nước, ông càng dồn tình thương yêu đến người bạn đời của mình một cách tế nhị. Khi người con trai đầu Nguyễn Duy Trung đau ốm, bà vào Nam chăm con, còn ông bận bịu với công việc của Đảng và Nhà nước, nhưng có thời gian nghỉ là ông lại vào thăm vợ con.

Có những phút bà Tạ Thị Thanh mong được cùng chồng nghỉ ngơi, để lại được cùng nhau ngắm những kỷ vật, như có lần ông bà cùng ngắm chiếc áo dài - kỷ vật của Hồ Chủ tịch tặng khi sinh con đầu lòng Nguyễn Duy Trung. Nhưng rồi bà đã ra đi trước. Còn ông vẫn nặng gánh việc Đảng, việc nước, nỗi ưu tư trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội.

“Chị Thanh tốt nhất nhà, hiền lắm, anh Đỗ Mười thương chị lắm. Chị mất, anh Đỗ Mười đưa cho tôi xem lá thư chị viết. Tôi nhớ mãi câu này chị viết cho anh: “Em chỉ nhìn thấy anh ở trên vô tuyến thôi”. 

Ý của chị là anh bận công tác suốt, lúc này đau ốm nằm viện, chị mong anh có chút thời gian nghỉ ngơi để được vào thăm chị”, bà Tạ Tuyết Mai lặng lẽ lau nước mắt khi những ký ức về người chị hiền hậu cứ lần lượt trở về.

“Ở phường Phạm Đình Hổ, mọi người ai cũng biết rõ đồng chí Đỗ Mười và chị Tạ Thị Thanh - vợ của đồng chí - một người phụ nữ hiền lành, phúc hậu, sống rất giản dị, biết giữ gìn cho chồng, cho con, không làm điều gì để ảnh hưởng đến uy tín và công việc của chồng. Chị là bác sĩ phụ sản, Phó Giám đốc Bệnh viện C Hà Nội, rất tận tụy với công việc. Các y, bác sĩ và cán bộ, nhân viên trong bệnh viện cũng như bệnh nhân ai cũng khen ngợi chị về tinh thần làm việc và thái độ ân cần, vui vẻ đối với mọi người.

Từ ngày chị Thanh mất, đồng chí Đỗ Mười rất thương nhớ. Đồng chí vẫn sống một mình với con, với cháu, với anh em cảnh vệ ở trong nhà” (ông Phan Trọng Kính - Trợ lý đồng chí Đỗ Mười).

“Ông Đỗ Mười có một gia đình riêng rất tốt. Bà Thanh, vợ ông là một bác sĩ sản khoa. Bà là người cực kỳ hiền hậu, khiêm tốn, giản dị và liêm khiết. Ông có 2 người con, một trai, một gái. Chúng tôi quen biết gia đình đã nhiều năm, thấy các cháu bao giờ cũng lễ độ, hồ hởi, thân mật. Cả hai đều là cán bộ của Nhà nước. Cũng như cha mẹ mình, các cháu sống rất giản dị và khiêm tốn. Mấy chục năm qua, chúng tôi thấy gia đình vẫn dùng những đồ dùng cũ kỹ, không có cái gì tỏ ra xa hoa” (ông Trần Quân Ngọc - nguyên Thư ký đồng chí Đỗ Mười).

 

(Kiến thức gia đình số tết)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm