| Hotline: 0983.970.780

Khổ vì mẹ vợ

Thứ Bảy 04/11/2017 , 14:35 (GMT+7)

Lâm là con một nên được cha mẹ bao bọc rất kỹ. Từ nhỏ đến lớn chẳng phải lo đến bất cứ việc gì. Ngay cả vào đại học cũng là do bà Thu, mẹ Lâm chọn trường.

Vào thành phố học, cũng là mẹ tìm nhà trọ, sắm sửa đồ dùng. Lâu lâu bà vào thăm con gái, đem theo lủng củng đủ thứ quà cáp kẹo bánh. Lâm ra trường, cũng bà Thu chạy xin việc. Vì được mẹ chăm lo từ A đến Z như thế, nên với Lâm, mẹ cô giống như là thánh, mỗi lời bà nói tuyệt nhiên không bao giờ sai.

08-38-10_trng_10
Ảnh minh họa

Nhưng chỉ trong việc lấy Bình làm chồng là cô cãi lời mẹ. Bà phản đối bởi Bình là dân tỉnh lẻ, trong khi nhà Lâm tương đối khá giả. Mẹ Lâm hay mắng con gái là “đường quang không đi, đi quàng bụi rậm”. Nhưng do Lâm cương quyết nên cuối cùng hai người cũng thành vợ chồng. Lúc đầu, nhà Lâm đòi Bình ở rể nhưng anh không chịu. Để ổn thỏa, vợ chồng Bình thuê một căn hộ nhỏ gần nhà mẹ vợ để có thể tiện qua lại thăm nom. Và nỗi khổ vì mẹ vợ của Bình bắt đầu từ đó.

Cưới nhau xong, vừa dọn về nhà mới, bà Thu đã tự ý sắm sửa hàng loạt đồ dùng trong nhà mà không hỏi ý kiến của hai người. Bình phật ý vì cho rằng nhà vợ khinh mình nghèo. Lâm nói rằng mẹ cô ấy vì thương con thôi chứ không có ý gì khác. Vả lại, sẽ còn nhiều việc phải lo như tích cóp mua nhà, để dành tiền sinh con đẻ cái. Tuy vậy, trong lòng Bình vẫn thấy không thoải mái.

Một điều khổ tâm khác là bất cứ việc gì Lâm cũng nhất nhất nghe theo lời mẹ. Lý do cô đưa ra là, cô đã cãi lời bà để cưới Bình thì bây giờ phải bù lại bằng cách tuân thủ tuyệt đối các quyết định của mẹ. Từ chuyện tiền tiết kiệm đang gửi ngân hàng, Lâm nghe lời mẹ, rút về để bà giữ cho an toàn. Rồi chuyện sinh con, bà cũng tuyên bố là phải tránh vì năm nay và cả năm sau sinh con đều không hợp tuổi. Tất tần tật mọi việc trong nhà từ lớn đến nhỏ, không có việc gì là không có mẹ vợ tham gia. Hàng ngày, bà Thu sang nhà nấu cơm cho 2 vợ chồng để Lâm nghỉ ngơi. Sau đó, cũng bà dọn dẹp nhà cửa, giặt dũ quần áo cho con gái, với lý do trước khi lấy chồng Lâm chưa bao giờ phải làm những chuyện như thế này. Thôi thì mẹ vợ thương con gái, để bà ấy làm cũng được. Bình nghĩ vậy.

Chỉ có điều, bà Thu vừa làm vừa ca cẩm đến điếc cả tai. Ví dụ như khi dọn nhà, bà càu nhàu nhà cửa bẩn thỉu, đàn ông đàn ang khỏe mạnh mà không chịu làm gì cả. Bà vào bếp vì không muốn con gái vất vả nhưng lại sai con rể vào phụ rửa rau, vo gạo, làm cá… Tính bà quá cẩn thận nên Bình làm gì bà cũng săm soi, chê nọ chê kia, theo kiểu khinh thường dân nhà quê, nghe rất khó chịu. Tuy là dân tỉnh lẻ, nhưng là con trai, Bình đâu có rành việc nội trợ, bếp núc. Thế là bị bà gán cho là “vô tích sự”.

Đỉnh điểm của mâu thuẫn là khi mẹ Bình lên chơi. Dù sống ở tỉnh lẻ, nhưng mẹ Bình cũng là người trí thức. Tuy vậy, bà Thu vẫn sợ thông gia “táy máy” làm hỏng đồ đạc trong nhà nên ngay từ đầu đã dõng dạc tuyên bố: “Mọi thứ trong nhà này toàn là đồ đắt tiền do tôi mua cả. Bà phải hết sức cẩn thận kẻo hỏng là không xong với tôi đâu!”. Mẹ Bình tuy phật ý nhưng vẫn cười xã giao: “Bà yên tâm! Tôi sẽ không động vào mấy thứ đó!”. Hôm khác, bà Thu nói với mẹ Bình: “Bà thấy không, con trai bà lấy con Lâm nhà tôi là chuột sa chĩnh gạo đấy! Bà liệu mà bảo ban nó đối xử tốt với vợ!”. Trước mặt bà Thu, mẹ Bình nhẫn nhịn cho xong chuyện nhưng trong lòng rất khó chịu. Bà nói với con trai: “Con đừng phụ thuộc quá vào nhà vợ, để người ta coi thường!”.

Tối hôm đó, Bình bảo vợ nên góp ý với mẹ chú ý lời ăn tiếng nói với thông gia vì mẹ chồng chỉ lên chơi vài ngày rồi về. Chẳng biết Lâm nói thế nào mà ngày hôm sau, bà Thu chạy sang, trước mặt thông gia, mắng té tát con rể, nào là từ ngày con gái lấy chồng, bà quá vất vả, không được một ngày thảnh thơi. Bà làm đủ việc, mua sắm cho đủ thứ, thế mà con rể ăn ở không biết trước biết sau. Đúng là đồ “ăn cháo đá bát”. Ngay sau đó, bà nắm tay con gái, lôi về nhà: “Li dị ngay đi! Con không thể sống với một thằng chồng vô ơn, không biết điều như thế!”.

Thế là, chỉ vì mẹ vợ quá quắt mà cuộc hôn nhân của họ đang có nguy cơ tan vỡ.

(Kiến thức gia đình số 43)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm