| Hotline: 0983.970.780

Không buồn thu hoạch nhãn vì sợ không đủ tiền thuê hái

Thứ Năm 05/08/2021 , 16:43 (GMT+7)

TUYÊN QUANG Giá nhãn giảm 1/2 so với trước khi có dịch Covid-19. Trong khi tiền công thuê người hái 300.000/người/ngày nên nhiều hộ không buồn thu hoạch vì sợ không đủ trả tiền thuê công hái.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá nhãn ở Tuyên Quang hiện nay thấp xuống chỉ bằng một nửa so với thời điểm dịch chưa bùng phát. Ảnh: Đào Thanh.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên giá nhãn ở Tuyên Quang hiện nay thấp xuống chỉ bằng một nửa so với thời điểm dịch chưa bùng phát. Ảnh: Đào Thanh.

Vụ nhãn ở xã Thái Bình, huyện Yên Sơn (Tuyên Quang) năm nay được mùa. Các giống nhãn bản địa, nhãn ghép, nhãn lồng Hưng Yên tại các nhà vườn đều trĩu trịt quả. Tổng sản lượng nhãn của xã Thái Bình năm nay ước đạt hơn 1.000 tấn, tăng 15% so với vụ nhãn năm ngoái. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, việc thông thương đi các tỉnh bị thắt chặt khiến nhãn ở đây khó tiêu thụ, rớt giá.

Ông Nguyễn Mạnh Dũng, Chủ tịch UBND xã Thái Bình cho biết, toàn xã có gần 1.000 hộ trồng nhãn với tổng diện tích là 113 ha, trong đó có 78,5 ha cho thu hoạch với 32 ha nhãnh đã được ghép cải tạo và nhãn giống mới.

Hiện nay, dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ nhãn của người dân. Giá nhãn loại A từ 40.000/kg giảm còn 12.000 đồng/kg nhưng vẫn khó bán. Cùng thời điểm này năm ngoái, nhãn giá được 20.000 đồng/kg.

Ảnh hưởng của dịch Covid-19 bùng phát trong khoảng 10 ngày trở lại đây khiến sức tiêu thụ nhãn tại thị trường ngoài tỉnh như Hà Nội, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… giảm. Đặc biệt khi ngày 26/7 tỉnh Tuyên Quang ghi nhận có ca dương tính với SARS-CoV-2 khiến việc kiểm soát vào tình khắt khe. Mọi công dân vào tỉnh phải có giấy xét nghiệm chưa quá 3 ngày bằng phương pháp RT-PCR nên việc vận chuyển hàng hóa, nông sản bị hạn chế.

Giá nhãn xuống thấp khiến nhiều nhà vườn ở Tuyên Quang thất thu. Ảnh: Đào Thanh.

Giá nhãn xuống thấp khiến nhiều nhà vườn ở Tuyên Quang thất thu. Ảnh: Đào Thanh.

Gia đình bà Nguyễn Thị Cầm là hộ trồng nhiều nhãn của xã Thái Bình. Với 3 ha nhãn, trung bình mỗi năm bà thu hơn 10 tấn quả. Đầu vụ năm nay, thương lái đã đến tận vườn thu mua lứa nhãn chín sớm với giá 40.000 đồng/kg. Thời điểm đó, trung bình mỗi ngày vườn của nhà bà xuất đi thị trường 2 tạ nhãn. Nhưng mới thu được 3 hôm thì không thấy thương lái đến thu mua nữa.

Bà Cầm cho biết, chỉ chưa đầy 1 tuần nay, dịch Covid-19 bùng phát, việc thông thương hạn chế nên tư thương ít đến thu mua. Bà Cầm đang cố giữ nhãn trên chưa muốn bán, hi vọng khi dịch lắng xuống việc thông thương đi lại được nới lỏng nhãn sẽ tăng giá. Nhưng nhãn càng để lâu sẽ bị nứt hỏng vì chín quá, một số giống nhãn đến độ chín mà không thu hoạch càng để lâu càng nhạt và mất giá.

Cũng giống gia đình bà Cầm, gia đình ông Nguyễn Mạnh Hùng, thôn 6 có 170 gốc nhãn đã cho thu hoạch. Vụ năm ngoái 4 tấn nhãn gia đình ông Hùng thu về hơn 80 triệu, nhưng năm nay 4 tấn chỉ đạt khoảng 50 triệu. Ông Hùng cho biết, so với trước khi dịch chưa bùng phát nhãn hiện nay giá thấp bằng 1/2 nhưng khó tiêu thụ.

Giá nhãn loại A hiện chỉ có 15.000/kg, còn nhãn xấu hơn chỉ được 7.000/kg và thấp nhất là 3.000 đồng/kg. Trong khi đó tiền công thuê người hái là 300.000/người/ngày nên nhiều hộ gia đình không muốn thu hoạch vì sợ chỉ đủ tiền thuê người hái.

Nhãn loại A tại các nhà vườn hiện nay chỉ có giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg, trong khi đó cùng thời điểm này năm ngoái giá đạt 22.000 đến 25.000 đồng/kg. Ảnh: Đào Thanh.

Nhãn loại A tại các nhà vườn hiện nay chỉ có giá từ 12.000 đến 15.000 đồng/kg, trong khi đó cùng thời điểm này năm ngoái giá đạt 22.000 đến 25.000 đồng/kg. Ảnh: Đào Thanh.

Để gỡ khó cho việc tiêu thụ nhãn ở xã Thái Bình, giải pháp trước mắt được chính quyền cũng như người dân đưa ra đó là đẩy mạnh tiêu thụ nội tiêu. Khuyến khích người dân kết nối với thương lái tại các chợ đầu mối của thành phố Tuyên Quang; các khu trung tâm, khu công nghiệp để tiêu thụ với lứa nhãn chín rộ.

UBND xã Thái Bình cũng đã kết nối với Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Tuyên Quang hỗ trợ đưa sản phẩm nhãn vào các nhà máy, cơ sở sản xuất của mỗi đơn vị để hỗ trợ người dân tiêu thụ.

Hiện nay, với người dân ở xã Thái Bình thì cây nhãn vẫn là một trong những nguồn thu nhập chính của nhiều hộ gia đình. Trước ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 khiến nhãn quả khó tiêu thụ, rớt giá đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế của người dân nơi đây.

Xem thêm
Người Mông trung thành với lợn đen

YÊN BÁI Đồng bào Mông ở Yên Bái tập trung phát triển chăn nuôi lợn đen bản địa quy mô hàng hóa, phù hợp với điều kiện tự nhiên khắc nghiệt lại giúp nâng cao thu nhập.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất