| Hotline: 0983.970.780

Khống chế được dịch bệnh trên đàn vật nuôi nhờ tiêm vacxin khép kín

Thứ Năm 18/05/2023 , 13:40 (GMT+7)

Hiện nay, dù dịch bệnh trên gia súc, gia cầm tại 1 số địa phương vẫn còn diễn biến phức tạp, nhưng tại Bình Định đã được khống chế nhờ tỷ lệ tiêm phòng cao.

Đến hết tháng 4/2023, Bình Định đã tiêm phòng đợt 1 bệnh cúm gia cầm cho gần 828.000 con gà, vịt. Ảnh: V.Đ.T.

Đến hết tháng 4/2023, Bình Định đã tiêm phòng đợt 1 bệnh cúm gia cầm cho gần 828.000 con gà, vịt. Ảnh: V.Đ.T.

Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, đến hết tháng 4/2023, tỉnh này đã tiêm phòng đợt 1 bệnh cúm gia cầm cho gần 828.000 con, bệnh viêm da nổi cục cho hơn 24.500 con, bệnh lở mồm long móng cho hơn 58.500 con trâu, bò. 

Ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Bình Định, cho biết: Đợt tiêm vacxin đầu 2023 ở Bình Định sẽ kết thúc vào cuối tháng 6 nên hiện các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ để đảm bảo hoàn thành kế hoạch.

Điểm mới của công tác tiêm phòng năm nay ở Bình Định là toàn tỉnh tổ chức tiêm vacxin khép kín với bệnh cúm gia cầm và bệnh viêm da nổi cục. Đợt 1 từ ngày 1/1 - 30/6, đợt 2 từ ngày 1/7 - 31/12. Mục đích của việc tiêm khép kín là để kịp tiêm bổ sung đầy đủ cho vật nuôi nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm chéo trong đàn.

Cũng theo ông Diệp, trong bối cảnh dịch bệnh đang diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, Bình Định có nguy cơ cao bị mầm bệnh từ các nơi đã xuất hiện dịch bệnh xâm nhập vào. Do vậy, tỉnh đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng cho vật nuôi. 

Hiện nay, tổng đàn bò của Bình Định có hơn 306.000 con, heo gần 655.000 con và đàn gia cầm hơn 9,4 triệu con (trong đó gà hơn 7,6 triệu con).

Đến hết tháng 4/2023, Bình Định đã tiêm phòng đợt 1 bệnh viêm da nổi cục cho hơn 24.500 con trâu, bò và bệnh lở mồm long móng cho hơn 58.500 con. Ảnh: V.Đ.T.

Đến hết tháng 4/2023, Bình Định đã tiêm phòng đợt 1 bệnh viêm da nổi cục cho hơn 24.500 con trâu, bò và bệnh lở mồm long móng cho hơn 58.500 con. Ảnh: V.Đ.T.

Ngay từ cuối tháng 4/2023, Sở NN-PTNT Bình Định đã chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, tiêm phòng nhắc lại, tiêm phòng bổ sung, bảo đảm đạt 80% đàn vật nuôi được tiêm đủ, đúng loại vacxin để khống chế dịch bệnh mức cao nhất.

“Riêng với bệnh viêm da nổi cục trên trâu bò, do đặc điểm kháng thể mẹ không truyền qua cho con, nên chúng tôi chú trọng tuyên truyền để người chăn nuôi tiêm phòng cho đàn bê, nghé mới sinh, đây là đối tượng dễ bị chết khi nhiễm bệnh, nhất là bê có tỷ lệ máu lai cao”, ông Trần Văn Phúc, Giám đốc Sở NN-PTNT Bình Định nhấn mạnh.

Theo ông Huỳnh Ngọc Diệp, giá trị sản xuất chăn nuôi luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nông nghiệp của tỉnh này. Do đó, để ổn định đàn vật nuôi trên địa bàn, trong những năm qua, ngành chức năng Bình Định duy trì công tác tiêm phòng khép kín vacxin cúm gia cầm, viêm da nổi cục trên trâu bò. Kiểm soát chặt chẽ hoạt động tái đàn, đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh. Chủ động các biện pháp phòng chống nắng nóng, đói rét cho đàn vật nuôi.

“Chúng tôi thực hiện hoạt động kê khai chăn nuôi tại các địa phương theo quy định. Duy trì và phát huy hiêu quả hoạt động của tổ phòng chống dịch của Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh. Phân công cụ thể lãnh đạo, cán bộ kỹ thuật phụ trách địa bàn, phối hợp các địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát, hướng dẫn người chăn nuôi thực hiện chăn nuôi an toàn sinh học, tiêm phòng vacxin, tái đàn an toàn”, ông Huỳnh Ngọc Diệp, Chi cục trưởng Chi cục chăn nuôi và Thú y Bình Định.

Điểm mới của công tác tiêm phòng năm nay ở Bình Định là toàn tỉnh tổ chức tiêm vacxin khép kín với bệnh cúm gia cầm. Ảnh: V.Đ.T.

Điểm mới của công tác tiêm phòng năm nay ở Bình Định là toàn tỉnh tổ chức tiêm vacxin khép kín với bệnh cúm gia cầm. Ảnh: V.Đ.T.

Cũng theo ông Diệp, công tác tiêm phòng dịch bệnh cho đàn vật nuôi, từ trước đến nay được UBND tỉnh Bình Định rất quan tâm. Hàng năm, tỷ lệ tiêm phòng vacxin phòng bệnh trên đàn gia súc, gia cầm đạt từ 75-85%, đảm bảo bảo hộ đàn vật nuôi. Nhờ đó, những năm gần đây, dù tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm ở các tỉnh lân cận diễn biến phức tạp, riêng tại Bình Định được khống chế hiệu quả.

Mỗi năm, UBND tỉnh Bình Định chi ngân sách từ 10 - 12 tỷ đồng để mua vacxin phòng bệnh gia súc, gia cầm hỗ trợ cho người chăn nuôi. Đối với các huyện miền núi thì vacxin lở mồm long móng, cúm gia cầm và tụ huyết trùng được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%.

Đối với các huyện khác, vacxin lở mồm long móng được ngân sách tỉnh và huyện cùng hỗ trợ, riêng ở huyện Hoài Ân ngân sách tỉnh hỗ trợ 75%, huyện hỗ trợ 25%. Các huyện khác ngân sách tỉnh hỗ trợ 50%, huyện 50%. Riêng thành phố Quy Nhơn ngân sách thành phố hỗ trợ 100%. Đối với vacxin viêm da nổi cục Nhà nước hỗ trợ 50%, người chăn nuôi đối ứng 50%.

“Về tiền công tiêm phòng vacxin cho gia súc, gia cầm, đối với các huyện miền núi được ngân sách tỉnh hỗ trợ 100%, riêng tiền công tiêm phòng bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò Nhà nước chỉ hỗ trợ cho hộ nghèo và hộ cận nghèo, còn các hộ chăn nuôi khác thì tự chi trả”, ông Huỳnh Ngọc Diệp cho hay.

Xem thêm
Vùng cao thay đổi thói quen thả rông gia súc

Chăn nuôi gia súc có chuồng trại giúp đàn vật nuôi sinh trưởng, phát triển tốt, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường, hạn chế dịch bệnh.

Huyện có 115 mô hình trồng dưa lưới trong nhà màng

HÀ TĨNH Từ 5 hộ sản xuất thử nghiệm với diện tích 2.000m2 năm 2018, hiện huyện Thạch Hà đã có 115 mô hình chuyên sản xuất dưa lưới trong nhà màng với tổng diện tích 73.000m2.

Lãi gấp đôi khi chuyển sang trồng rau thủy canh

HẢI PHÒNG Mạnh dạn chuyển sang ứng dụng công nghệ mới trong trồng rau, Hợp tác xã nông nghiệp Thái Sơn đã thu được lợi nhuận gấp đôi bình thường ngay trong vụ đầu tiên.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm