| Hotline: 0983.970.780

Khuyến nông Hà Nội nhạy bén và tư duy đổi mới

Thứ Năm 20/04/2023 , 17:47 (GMT+7)

HÀ NỘI Ngày 20/4, Sở NN-PTNT Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hoạt động của khuyến nông Hà Nội (1993 - 2023).

Đây là dịp gặp mặt hết sức cảm động của các thế hệ cán bộ khuyến nông Thủ đô, từ những người đã về hưu đã lâu năm, mái đầu bạc trắng hay quá nửa “muối tiêu” đến những người đang công tác, nhiệt huyết nghề vẫn còn sôi sục.

Mô hình thủy sản ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Mô hình thủy sản ở ngoại thành Hà Nội. Ảnh: Tư liệu.

Theo bà Vũ Thị Hương, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, từ khi thành lập đến nay, đơn vị đã thực hiện được khoảng 400 mô hình khuyến nông trồng trọt, 360 mô hình khuyến nông chăn nuôi, góp phần vào việc thay đổi kinh tế của bà con, nhất là chuyển đổi các vùng trũng, sản xuất lúa kém hiệu quả sang thủy sản đạt doanh thu gấp 3 - 4 lần so với trước.

Các mô hình khuyến nông hiện nay không chỉ nặng về chuyển giao kỹ thuật mà còn chú trọng đến việc phát triển thị trường, liên kết bốn nhà, liên kết chuỗi, bảo vệ môi trường…Khuyến nông đã trở thành cầu nối chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, góp phần quan trọng vào sự thành công của đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của TP Hà Nội.

Ông Hoàng Văn Hồng, Phó Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia nhận xét: “Hệ thống khuyến nông Hà Nội (trước đây là tỉnh Hà Tây cũ) được thành lập từ rất sớm (ngày 22/12/1992), trước khi Chính phủ ban hành Nghị định số 13 về khuyến nông. Điều này thể hiện sự nhạy bén và tư duy đổi mới của ngành nông nghiệp Hà Nội trong tiến trình phát triển chung của đất nước.

Khách tham quan gian hàng trưng bày nấm. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khách tham quan gian hàng trưng bày nấm. Ảnh: Dương Đình Tường.

Lực lượng cán bộ khuyến nông đã đóng vai trò chủ lực trong công tác phổ biến, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, góp phần thúc đẩy ngành nông nghiệp phát triển, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Một số kết quả hoạt động tiêu biểu của khuyến nông Hà Nội có thể kể đến như: Nạc hóa đàn lợn, Sind hóa đàn bò, chăn nuôi bò sữa, chuyển đổi cơ cấu cây trồng có hiệu quả, cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp, rau VietGAP, hoa cây cảnh, chăn nuôi an toàn sinh học, chương trình cánh đồng mẫu lớn thu nhập 100 - 200 triệu đồng/ha, chương trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp kết hợp du lịch…

Các mô hình khuyến nông của Hà Nội là điểm sáng để thu hút nhiều tỉnh, thành phố đến tham quan, học tập, trao đổi kinh nghiệm. Hà Nội là một trong những đơn vị sáng lập Câu lạc bộ Khuyến nông đô thị. Đặc biệt, mô hình quỹ khuyến nông Hà Nội ra đời từ năm 2002 được duy trì và phát triển tốt đã giúp cho hàng ngàn hộ nông dân, chủ trang trại có nguồn vốn đầu tư phát triển, tạo hiệu quả bền vững…

Khuyến nông Hà Nội được tặng nhiều bằng khen từ Bộ NN-PTNT và TP Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Khuyến nông Hà Nội được tặng nhiều bằng khen từ Bộ NN-PTNT và TP Hà Nội. Ảnh: Dương Đình Tường.

Ông Nguyễn Mạnh Quyền, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho rằng, để phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững, thời gian tới, ngành nông nghiệp Thủ đô nói chung và khuyến nông nói riêng cần: Tổ chức hệ thống khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại; kiện toàn đội ngũ khuyến nông cơ sở theo mô hình tổ khuyến nông cộng đồng; xã hội hóa công tác khuyến nông; đẩy mạnh hợp tác quốc tế; tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị và nguồn lực nhằm chuyển đổi số; ưu tiên các hoạt động liên kết theo chuỗi giá trị, sản xuất kết hợp với thị trường...

Nhân dịp này, ghi nhận đóng góp của hệ thống khuyến nông Hà Nội trong 30 năm qua, UBND TP Hà Nội đã tặng bằng khen cho 14 tập thể, 18 cá nhân; Bộ NN-PTNT tặng bằng khen cho 6 tập thể, 10 cá nhân có thành tích xuất sắc.

Xem thêm
Chăn nuôi Bắc Kạn vượt khó: [Bài 1] Cứu cánh từ đàn đại gia súc

Trong bối cảnh dịch tả lợn Châu Phi hoành hành gây thiệt hại lớn, chăn nuôi đại gia súc trở thành cứu cánh của nhiều người dân, hợp tác xã ở tỉnh Bắc Kạn.

Biên Hòa phát hiện, xử lý các lò mổ lậu

Đồng Nai Lực lượng liên ngành thành phố Biên Hòa đang tăng cường kiểm tra, xử lý các điểm giết mổ không phép trên địa bàn, nhất là trong giai đoạn cuối năm.

Vụ dưa hấu 'đắng'

Thời tiết bất lợi cùng giá xuống quá thấp khiến người trồng dưa hấu ở vùng biên giới huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai) thua lỗ nặng, nhiều hộ bỏ ruộng, chẳng buồn thu hoạch.

Đầu tư nhà màng cho Mộc Châu: Đã làm, phải lớn

Sơn La Nông dân Mộc Châu có đủ năng lực sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Vì vậy việc hỗ trợ đầu tư hệ thống nhà lưới, nhà màng cần thực hiện ở quy mô lớn.