| Hotline: 0983.970.780

Công ty Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ gây ô nhiễm

Kì 2: Sai phạm chưa khắc phục tỉnh vẫn phê duyệt mở rộng sản xuất?

Thứ Tư 13/01/2021 , 16:30 (GMT+7)

Dân xã Đồng Lương vẫn còn khốn khổ vì ô nhiễm thì Sở TN&MT Phú Thọ lại tham mưu để UBND tỉnh phê duyệt Đánh giá tác động môi trường nâng gấp đôi công suất....

Nhà dân sát với khu trại chăn nuôi gà

Nhà dân sát với khu trại chăn nuôi gà

Trước tình trạng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến khu dân cư xung quanh, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ, mà cụ thể là ông Phan Trọng Tấn – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, có lần trả lời phỏng vấn của các phóng viên, đã khẳng định: “Công ty Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ không được đầu tư mở rộng giai đoạn 2 theo dự án khi tất cả những vi phạm, sai phạm chưa được xử lý triệt để”.

Đánh giá về kết quả thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả của công ty, ngày 10/12/2019, khi ông làm Trưởng đoàn công tác xuống xã thực địa kiểm tra các hoạt động liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường, ông Tấn cho biết: Đoàn kiểm tra đã yêu cầu công ty phải đầu tư ngay những công trình bảo vệ môi trường trong khu vực chăn nuôi. Cụ thể đầu tư nâng cấp xử lý phân gà số 1 và đầu tư tiếp một hệ thống xử lý phân gà nữa, đề phòng những bất trắc xẩy ra. Lãnh đạo tỉnh Phú Thọ cũng đã thừa nhận Sở Tài nguyên – Môi trường Phú Thọ “có trách nhiệm” liên quan đến vấn đề hoạt động SX-KD của Công ty Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ khi doanh nghiệp không tuân thủ yêu cầu trong ĐTM đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt.

Tuy nhiên trong khi trách nhiệm của Sở Tài nguyên – Môi trường Phú Thọ trong việc kiểm tra, giám sát các vấn đề liên quan đến hoạt động bảo vệ môi trường của Công ty Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ chưa có câu trả lời thỏa đáng, thì Sở Tài nguyên – Môi trường lại có “tham mưu” khó hiểu. Đó là Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh Phú Thọ ký Quyết định số 2819/QĐ-UBND ngày 21/8/2019 phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường với dự án nâng quy mô công suất chăn nuôi lên 1,2 triệu gà đẻ trứng. Với quy mô này, mỗi ngày trại gà sẽ thải ra 120 tấn phân, trong khi đó, quy mô giai đoạn 1 với 600.000 gà đẻ trứng, thải ra 50 – 60 tấn phân/ngày, công ty còn chưa xử lý được triệt để, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường.

Trả lời câu hỏi về trách nhiệm của Sở Tài nguyên – Môi trường Phú Thọ khi để xảy ra sự việc nghiêm trọng (ô nhiễm môi trường, gây mùi hôi thối cho cư dân địa phương) ông Trần Trung Hải – Phó Giám đốc Sở - thừa nhận: “Khi có sự cố xảy ra như thế này, đương nhiên các đơn vị có liên quan, đơn vị theo dõi phải có trách nhiệm. Tỉnh đã chỉ rõ trách nhiệm đối với chúng tôi là phải đôn đốc, giám sát. Vấn đề này chúng tôi không lẩn tránh, chối bỏ trách nhiệm, trong ngành cũng sẽ phải kiểm điểm. Nhưng trách nhiệm đầu tiên phải nói là của doanh nghiệp…”

Đành rằng trách nhiệm đầu tiên của doanh nghiệp. Nhưng việc doanh nghiệp hứa hẹn rồi khất lần, thì trách nhiệm thuộc về ai? Như đã nói ở trên, ngày 2/11/2019, ông Lê Tuấn Anh – Phó Giám đốc Công ty Gia cầm Hòa Phát Phú Thọ hứa “như đinh đóng cột”. Nhưng cuối cùng lời hứa, vẫn chỉ là lời hứa suông. Trong biên bản ghi ngày 4/10/2020, tức là sau gần một năm lời hứa của ông Lê Tuấn Anh, ý kiến của người dân vẫn phàn nàn về mùi hôi thối không được khắc phục triệt để. Như ý kiến của ông Trưởng khu Vạn Thắng Hoàng Trung Sỹ: “…Hiện nay mùi (phân) phát tán ra môi trường rất thối, rất khó chịu, đề nghị công ty giải quyết dứt điểm…” Từ đầu tháng 10/2020 đến lúc chúng tôi lên kiểm tra (cuối tháng 12/2020) tình trạng mùi hôi thối vẫn không giảm bớt (chứ đừng nói giải quyết dứt điểm, triệt để).

Vậy tình trạng ô nhiễm này, dân khu Vạn Thắng, khu Đồn Điền, khu Đá Hen, xã Đồng Lương, huyện Cẩm Khê không biết còn phải chịu đựng đến bao giờ? Và bao giờ người dân mới hết cảnh nghe những lời hứa hão từ công ty? Phải sống trong khu vực ven chuồng trại của công ty, mới thấu hiểu nỗi khổ của người dân nơi đây. 

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trường học thành nơi tập kết rơm rạ, rác thải

Trường Tiểu học và Trung học cơ sở Quang Giao (huyện Quảng Xương, Thanh Hóa) bị bỏ hoang nhiều năm, hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, gây lãng phí lớn.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.