| Hotline: 0983.970.780

Kiên Giang: Cá biển và cá nuôi lồng bè chết hàng loạt

Chủ Nhật 20/10/2019 , 19:17 (GMT+7)

Cá biển tự nhiên ở vùng biển Kiên Lương và cá nuôi lồng bè ở huyện đảo Kiên Hải bị chết hàng loạt, nghi do sốc môi trường.

16-43-44_2c_nuoi_bi_chet_nhung_ngu_dn_dnh_chiu_trn_chu_khong_the_di_chuyen_long_be_di_noi_khc
Cá nuôi bị chết nhưng ngư dân đành chịu trận chứ không thể di chuyển lồng bè đi nơi khác.

Thông tin trên do ông Quảng Trọng Thao, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Kiên Giang, cho biết.

Cụ thể, từ ngày 17-18/10, cá nuôi lồng bè của các hộ dân ở xã đảo Hòn Tre (Kiên Hải) bị chết hàng loạt với số lượng lên đến hàng chục tấn. Cá bị chết chủ yếu là cá bớp, trọng lượng từ 2 kg/con trở lên.

Theo thống kê sơ bộ, đã có 16 hộ nuôi cá lồng bè ở khu vực này bị thiệt hại, tỷ lệ cá chết từ 30 - 70%/lồng, với số lượng khoảng 10.000 con. Hiện nay, tình trạng cá chết đã giảm nhiều, ngư dân đang đưa cá vào đất liền tiêu thụ để có thể giảm bớt thiệt hại. Ông Đào Hữu Hiền, Trưởng phòng Kinh tế huyện Kiên Hải cho biết, đơn vị đang thống kê, nắm danh sách và phối hợp Trung tâm Quan trắc môi trường của tỉnh xét nghiệm môi trường nước để tìm nguyên nhân.

Cùng thời điểm này, tại vùng biển Kiên Lương cũng xuất hiện tình trạng cá biển tự nhiên bị chết rải rác, trôi dạt vào bờ.

Theo ông Quảng Trọng Thao, nguyên nhân rất có thể do môi trường thay đổi đột ngột, làm cá bị sốc và chết. Do thời điểm này đang là mùa lũ, nước từ đồng ruộng vùng Tứ giác Long Xuyên theo các kênh thoát lũ đổ ra biển Tây, làm môi trường bị xáo trộn, độ mặt bị giảm đột ngột. Hàng năm, vào thời điểm này cũng thường xảy ra tình trạng cá nuôi ven biển bị chết.

16-43-44_3nguoi_dn_vot_xc_c_bien_tu_nhien_bi_chet_troi_dt_vo_bo_ti_vung_bien_kien_luong
Người dân vớt xác cá biển tự nhiên bị chết trôi dạt vào bờ tại vùng biển Kiên Lương.

Hiện Sở Tài nguyên – Môi trường Kiên Giang đã lấy mẫu cá chết, mẫu nước trong khu vực để xét nghiệm, tìm nguyên nhân cụ thể.

Xem thêm
Điều động 1 kíp tàu tuần tra, phòng chống khai thác IUU

Từ ngày 22/4, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu điều động 1 kíp tàu tuần tra, kiểm soát kết hợp tuyên truyền phòng, chống khai thác IUU trên vùng biển do đơn vị quản lý.

Xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm tăng 22,3%

Theo ước tính của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 1,3 tỷ USD, tăng 22,3% so với cùng kỳ năm 2023.

Có máy tời kéo thuyền, ngư dân khỏe re

QUẢNG TRỊ Chiếc máy tời nhỏ gọn nổ xình xịch, kéo theo thuyền đánh cá lên bờ một cách nhẹ nhàng. Ngư dân vì thế giảm được sức người trong khai thác hải sản.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm