| Hotline: 0983.970.780

Kon Tum ký sự: [Bài II] Huyền bí Yang Plut

Thứ Tư 19/08/2020 , 08:35 (GMT+7)

Không ai biết Yang Plut (thần đá) có mặt trong đời sống tâm linh của người Rơ Măm từ bao giờ, chỉ biết rằng, đó là vị thần linh thiêng bậc nhất của họ.

Nhà rông dành riêng cho Yang Plut. Ảnh: Phúc Lập.

Nhà rông dành riêng cho Yang Plut. Ảnh: Phúc Lập.

Truyền thuyết về hòn đá thần

Đi quanh làng Le, xã Mo Rai, huyện Sa Thầy, Kon Tum, thấy ngôi mộ nào cũng có biểu tượng 2 chiếc ngà voi bằng gỗ, dựng ở mặt trước nhà mồ. Nên khi nghe tôi thắc mắc, ông A Rói, một trí thức và là Bí thư Chi bộ của làng Le, cười: “Đúng là bệnh nghề nghiệp, thấy cái gì lạ muốn tìm hiểu ngay. Đó là tượng trưng của thần ngà voi, gọi là Yang Plut, vị thần mang đến ấm no, hạnh phúc cho người Rơ Măm”.

Theo quan niệm của người Rơ Măm, vạn vật hữu linh, mọi thứ trên đời rồi sẽ tan biến, duy chỉ có ngà voi là trường tồn với thời gian. Trong đời sống thực tại, voi không chỉ là loài vật hiền lành, mà còn có sức mạnh hơn muôn loài. Do đó, họ tin rằng Yang Plut sẽ là vị thần mạnh nhất, có thể bảo vệ, phù hộ cho họ.

Ông A Rói cho biết, Yang Plut to cỡ bắp đùi, dài hơn nửa mét. Đó là một chiếc ngà voi hóa thạch một phần, tức vẫn còn lại một phần ngà voi, phía trên ngọn có màu nâu sậm giống gỗ.

Nói về nguồn gốc, xuất xứ của Yang Plut, ông A Rói cho biết, tổ tiên người Rơ Măm vẫn lưu truyền câu chuyện về cơ duyên Yang đến với họ. Chuyện kể rằng, từ thuở rừng núi còn hoang vu, ít người nhiều thú dữ, có một người thợ săn giỏi của làng, một ngày nọ, dắt chó vào rừng săn thú.

Nhưng hôm ấy, anh ta đi hoài, đến khu rừng sâu nhất, hoang vu nhất, mà không gặp con thú nào. Chán nản, anh dừng chân định quay về thì bất ngờ con chó chúi đầu vào một bụi rậm sủa vang trời.

Tưởng có con thú trong bụi, anh thợ săn nhẹ bước lại gần, vạch bụi cây ra, nhưng chẳng thấy gì, nên quay lưng định bước đi. Điều kỳ lạ là con chó không chịu theo chủ, cứ sủa mãi, nên anh buộc lòng phải bế nó lên.

Yang Plut ở bên trong chiếc gùi trên nóc nhà rông. Ảnh: Phúc Lập.

Yang Plut ở bên trong chiếc gùi trên nóc nhà rông. Ảnh: Phúc Lập.

Thật kỳ lạ, rừng đối với anh quen thuộc như lòng bàn tay, vậy mà lần này anh đi mãi không ra được cửa rừng. Trong lúc đứng lại suy nghĩ, xác định hướng thì con chó bất ngờ lại chúi mũi vào bụi cây sủa vang. Anh nhìn xuống thì té ngửa khi thấy mình đang đứng ở bụi cây lúc nãy.

Thấy lạ, người thợ săn cúi xuống, kiểm tra bụi cây kỹ hơn, thì phát hiện dưới lớp lá khô mục, có một vật có hình thù giống chiếc ngà voi, màu nâu sẫm. Anh cầm lên xem và nghĩ thầm: “Chỉ là một chiếc ngà voi đã biến dạng do thời gian thôi, chẳng có giá trị gì”.

Nghĩ thế nên anh bỏ chiếc ngà voi vào chỗ cũ, định quay bước. Đúng lúc này, con chó đang im lặng, lại cất tiếng sủa inh ỏi, mặt hướng về phía chủ, như cầu xin điều gì đó. Lúc này anh thợ săn mới cảm thấy đôi chân mình nặng như chì, không bước nổi.

Khi anh cúi xuống bê chiếc ngà voi lên thì con chó ngừng sủa, vẫy đuôi mừng rối rít. Vô cùng ngạc nhiên, chưa biết có chuyện gì, nhưng anh tin vào con chó trung thành, nên ôm chiếc ngà voi về, để trong gian nhà chứa củi.

Ông A Rói, người Rơ Măm làng Le: 'Yang Plut có mặt từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng người Rơ Măm luôn tin vào Yang'. Ảnh: Phúc Lập.

Ông A Rói, người Rơ Măm làng Le: "Yang Plut có mặt từ bao giờ không ai biết, chỉ biết rằng người Rơ Măm luôn tin vào Yang". Ảnh: Phúc Lập.

Đêm hôm ấy, trong lúc đang thiu thiu ngủ, người thợ săn thấy Yang về báo mộng. Yang nói với anh: “Ta thương dân làng Le, muốn chọn nơi đây sinh sống để che chở dân làng, cho mưa thuận gió hòa, lúa đầy bao, trâu dê đầy chuồng, người nói với dân làng làm lễ rước ta về…”. Người thợ săn giật mình tỉnh giấc, mồ hôi đầm đìa.

Khi con gà rừng vừa te te gáy, người thợ săn vội đem câu chuyện lạ trên kể với dân làng. Sau khi họp bàn, biết đây là điềm lành của dân làng, mọi người quyết định làm lễ cúng, rước Yang Plut về thờ. Một ngôi nhà rông nhỏ, nhưng khang trang được dựng lên ở khu đất đẹp nhất làng, làm nơi ở cho Yang Plut.

Những chuyện ly kỳ

Kể từ khi đón Yang Plut về, dân làng Le ngày càng no ấm, mùa màng bội thu. Để tỏ lòng biết ơn Yang Plut đã phù hộ, che chở cho dân làng, vào dịp cúng lúa mới hàng năm, người Rơ Măm làm lễ cúng Yang rất linh đình. Đó là lễ cúng lúa mới.

Cận cảnh phần ngọn Yang Plut. Ảnh: Phúc Lập.

Cận cảnh phần ngọn Yang Plut. Ảnh: Phúc Lập.

Không chỉ linh thiêng, người Rơ Măm còn tin rằng, Yang Plut biết… đẻ. Lâu lâu lại có một Yang Plut con ra đời, to cỡ nắm tay người lớn, hình thù khác nhau. Ông A Rói khẳng định, đến nay có tổng cộng 34 Yang con đã ra đời. “Năm nào Yang đẻ là năm ấy người Rơ Măm được mùa to, ăn mừng lớn lắm”. Tôi hỏi: “Thế Yang không đẻ thì sao?”, ông đáp: “Vài ba mùa rẫy Yang mới đẻ một lần. Năm nào Yang không đẻ là năm đó dân làng lại lo mất mùa, bệnh tật, lũ lụt. Như năm 2000, lũ về ngập hết vùng này. Lúa mất sạch”, ông A Rói nói.

Ông A Rói cho biết, người được giao cho Yang ăn phải là người tốt cái bụng, không làm điều xấu, nói điều hay cho dân làng theo. Nếu chọn người không tốt thì Yang Plut sẽ phạt.

“Người được làng tin tưởng cho Yang ăn từ 20 năm nay là ông A Ren, 65 tuổi”, ông A Rói cho biết.

Nói về buổi tắm cho Yang trong lễ hội lúa mới, ông A Ren cho biết, lễ cúng mừng lúa mới và tắm máu, cho Yang Plut ăn diễn ra trong 3 ngày.

Buổi chiều trước ngày làm lễ cúng, dân làng dựng 3 cây nêu trước sân nhà rông, xung quanh mỗi cây nêu cột một con trâu trắng, 1 con dê và 1 con lợn treo ở cây nêu lớn.

Tiếp theo, già làng A Ren dẫn đội cồng chiêng vào nhà rông rước Yang Plút ra ngoài “vui chơi” với dân làng.

Tối ấy, trong ánh lửa bập bùng, dân làng Le đi vòng quanh 3 cây nêu, vừa nhảy múa vừa ném gạo vào trâu, dê, heo và khấn vái Yang Plút chứng giám. Sau đó, tất cả uống rượu cần, thịt heo rừng cho đến khi say, và nằm ngủ xung quanh Yang Plút.

Sáng hôm sau, lễ cho Yang ăn mới chính thức bắt đầu. Những thanh nhiên khoẻ mạnh nhất trong làng rước Yang Plút vào nhà rông.

Ông A Ren bắt đầu lấy máu những con vật được tế lễ trộn chung bôi lên mình Yang.

Trong tiếng chiêng, trống, ché rộn ràng, trầm hùng, A Ren vừa bôi máu lên mình Yang, vừa khấn: “Cầu xin Yang cho con cháu người Rơ Măm sức khoẻ, không đau ốm, nuôi con trâu béo, cây lúa nhiều hạt, cây mì củ to. Người Rơ Măm chúng con mãi mãi nhớ ơn Yang…”.

Cũng từ khi đón Yang Plut về thờ, biết bao truyền thuyết ly kỳ được lưu truyền từ đời này sang đời khác trong đời sống tinh thần của người Rơ Măm. “Trong những năm chiến tranh, lửa đạn khắp nơi, nhiều nhà rông ở làng e cũng bị lửa thiêu rụi. Ngay cả nhà rông của Yang cũng bị bắn phá. Nhưng điều kỳ lạ là mặc dù cả nhà rông cháy gần hết, chỉ duy nhất nơi để gùi chứa Yang là còn nguyên.

Ông A Ren, người vinh dự được giao nhiệm vụ cho Yang Plut ăn từ 20 năm nay, cũng là người duy nhất được vào nơi Yang ở vào những ngày thường. Mặc dù vậy, ông cũng chỉ được đứng nhìn lên chứ không được tuỳ tiện đưa Yang xuống. Ảnh: Phúc Lập.

Ông A Ren, người vinh dự được giao nhiệm vụ cho Yang Plut ăn từ 20 năm nay, cũng là người duy nhất được vào nơi Yang ở vào những ngày thường. Mặc dù vậy, ông cũng chỉ được đứng nhìn lên chứ không được tuỳ tiện đưa Yang xuống. Ảnh: Phúc Lập.

Rồi có lần, giặc Mỹ tìm đến mảnh đất này, chúng bắn giết vô tội vạ, sau đó đốt sạch nhà cửa và mang cả cả Yang Plut đi, nhằm dụ người dân theo chúng. Nhưng không lâu sau thì thấy chúng mang Yang trả lại.

“Sau này người ta nói rằng, chúng mang Yang lên máy bay thì máy bay không cất cánh, mấy chiếc xe chở lính cũng ì ạch mãi, vừa nổ máy là tắt lịm. Chúng sợ quá mang trả lại Yang cho làng thì mới rời đi được”, ông A Rói kể.

Khi tôi rụt rè ngỏ ý muốn được chiêm ngưỡng Yang Plut, ông A Rói nghiêm mặt: “Không được đâu. Chỉ có dịp lễ cúng lúa mới mới rước Yang xuống để tắm máu, cho Yang ăn, lúc đó mới được thấy.

Còn bây giờ chỉ nhìn Yang từ xa thôi. Nếu ai dám tự ý vào nơi Yang ở mà không cúng xin, cả làng sẽ bị bắt vạ, gặp tai họa. Ai muốn diện kiến Yang, phải xin phép và được làng đồng ý, sau đó phải chuẩn bị lễ vật rất lớn để cúng tế”.

Nhưng theo ông A Rói, từ trước đến giờ chưa có người dân nào dám diện kiến Yang vào những ngày thường.

“Thi thoảng Yang lại dẫn đàn con đi đâu mất biệt. Đã vài lần già làng phải huy động cả làng vào rừng vạch từng gốc cây ngọn cỏ để tìm mà không thấy. Lúc đó ai cũng nghĩ trong làng có ai đó đã làm điều xấu khiến Yang phật ý nên bỏ làng đi. Nhưng vài hôm sau, lại thấy Yang dẫn đàn con trở về”, ông A Ren.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, ông Trương Hòa Bình; khiển trách bà Trương Thị Mai

Ông Nguyễn Xuân Phúc, bà Trương Thị Mai, ông Trương Hòa Bình đã có những vi phạm, khuyết điểm bị Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.