| Hotline: 0983.970.780

Kỳ vọng của vợ có gây áp lực cho chồng?

Thứ Bảy 16/09/2017 , 08:35 (GMT+7)

Từng trải qua nhiều trải nghiệm buồn vui trong cuộc sống vợ chồng, chị Kim Oanh, nhân viên văn phòng một công ty ở quận 1, TP.HCM, chia sẻ: “Biết lắng nghe, tôn trọng, chăm sóc và bảo vệ, có trách nhiệm, chung thủy, bản lĩnh đàn ông… có thể là những điều mà mọi phụ nữ đều kỳ vọng ở chồng mình”.

08-13-07_trng_15
Ảnh minh họa

Mong ước của chị Ngọc Thảo là luôn được chồng lắng nghe để biết vợ muốn gì, quan tâm đến những câu chuyện của vợ kể, không cộc cằn cắt ngang khi nói chuyện. Không phải lúc nào chị Thảo cũng toại nguyện nhưng những khi anh Tuấn, chồng chị thảnh thơi thì chị được anh chia sẻ nhiệt tình.

Anh Tuấn hỏi han về công việc, về những người mà vợ hay nhắc đến, từ đó chỉ ra những góc nhìn mà có lẽ vì quá căng thẳng mà chị Thảo vô tình bỏ qua, dẫn đến đánh giá, nhìn nhận có phần nghiêm khắc với họ. Đúng là những góp ý làm vơi đi nhọc nhằn, tức tối trong lòng chị Thảo, vì nhiều khi chị không nói ra được, ấm ức đến mất ăn mất ngủ.

Hơn thế, anh Tuấn còn nắm bắt khá nhanh những thay đổi về cảm xúc của vợ qua ánh mắt, nụ cười và nét mặt. Thực ra thì ngôn ngữ thầm lặng đã từng đem lại nhiều lãng mạn cho tình yêu của vợ chồng họ. Nhớ lúc còn hẹn hò, trong một quán nước, anh Tuấn nhẹ nhàng cầm bàn tay chị áp vào má anh, như vậy đã đủ thay lời muốn nói “anh yêu em”.

Anh Kỳ, chồng chị Bích Ngọc là luật sư. Mỗi năm, anh Kỳ chỉ cần làm hai vụ là ăn cả năm, như lời anh vẫn thường khoe mỗi khi say sưa với bạn bè. Chị Bích thì thua kém chồng trong chuyên môn lẫn học vấn nên chọn một nghè phù hợp với năng lực là nhân viên văn thư của một công ty giao nhận tốc hành. Mỗi khi nhậu tại nhà, anh Kỳ thường cao hứng nói rằng: “nhà này kinh tế một tay tôi lo, cố ấy chỉ việc ăn và sinh con”.

Chị Bích cảm thấy buồn ghê gớm dù biết chồng chỉ đùa cho vui. Chị thẳng thắn: “Anh không khen, không khuyến khích vợ mà hay chỉ trích, bêu riếu vợ. Anh có biết thái độ thiếu tôn trọng này là một hình thức bạo hành vợ không?”. Và, chị Bích may mắn khi có người chồng biết nhận sai và khắc phục. Anh Kỳ an ủi vợ: “Anh xin lỗi em, chỉ tại rượu vào lời ra, nói năng hàm hồ, chứ không phải trong tâm anh có suy nghĩ đó”.

Như những người phụ nữ khác, chị Thanh Trúc, một biên tập viên báo chí, cũng khao khát được chồng bảo bọc, che chở. Chồng chị, anh Hưng luôn dự phòng trước những gì có thể xảy ra. Những năm gần đây, thấy vợ đã có dấu hiệu mỏi mắt mỏi vai vì chứng ngồi làm việc lâu trước máy tính, ngoài việc an ủi, chia sẻ với vợ những vất vả trong gia đình, anh Hưng còn động viên vợ thay đổi công việc.

Chị Trúc quyết định học thêm đại học luật để tìm kiếm một công việc khác, thay đổi môi trường và thay đổi bản thân. Do có một vài môn phải học lại, nên nhân theo mức độ tăng dần của học phí qua từng năm thì số tiền chị Trúc đóng ngốn hết gần ba tháng lương của chị.

Chị Trúc cảm thấy thích cách chồng mình tất tả đến trường đóng học phí để vợ kịp thi. Anh Hưng bảo rằng đó là cách bảo vệ, che chở thiết thực nhất, tránh cho vợ khỏi lo lắng trước những việc không nên quá bận tâm, dành sức cho việc học và thi. Với chị, chồng yêu thương và lo lắng cho vợ là quá đủ để gọi là hạnh phúc. Chị Trúc mừng thầm là anh Hưng không có suy nghĩ rằng mình đi làm kiếm tiền về nuôi vợ con là xong trách nhiệm, dù trước đó chị đã thấy thấp thoáng trong đầu anh.

Chị Mộng Hoa, tiểu thương tại chợ X, TP.HCM, luôn bảo chồng, nếu anh có say nắng ai thì cũng cố chừa lấy đường về và đừng để cho chị biết được dưới bất cứ hình thức nào. Nếu không, ly hôn là chuyện chắc chắn xảy ra. Nói vậy nhưng chị Hoa luôn chủ động trước những nghi vấn, không xao nhãng việc quan tâm đến chồng và nhắc lại những điều đã được thống nhất trước đó. Thực lòng, chị không muốn thay ngựa nhưng muốn đóng yên cương con ngựa đó, để đôi khi chỉ cần ghìm cương thì mọi chuyện lại đâu vào đó, êm ả thanh bình.

Theo chị Hoa, đàn ông ra ngoài, nhiều hoa thơm cỏ lạ vây quanh, dễ hư lắm, nghiêm trọng nữa là phản bội với bản năng chinh phục và thích được chinh phục. Người chồng chung thủy cỡ nào cũng phải dùng lý trí mới chiến thắng được những cơn say nắng bất tử. Biết làm sao, người vợ chỉ còn buộc mình phải tế nhị, ngọt ngào hơn để không mất đi người chồng đã từng rất mẫu mực kia. Một mặt vì không muốn con cái phải khổ, mặt khác vì sợ rằng một mình không cáng đáng nổi gia đình dù không người vợ nào muốn chia sẻ tình yêu của mình với người phụ nữ khác.

(Kiến thức gia đình số 36)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm