| Hotline: 0983.970.780

Làng nghề nuôi ương cá giống Cổ Lũng: Đầu tư ít, thu lợi khá

Thứ Ba 18/07/2017 , 07:15 (GMT+7)

Nghề nuôi ương cá giống ở xã Cổ Lũng (huyện Phú Lương, Thái Nguyên) có từ hàng trăm năm trước. Vài năm trở lại đây, cá giống Cổ Lũng "tái đàn" mạnh mẽ.

Năm Đặc biệt, lần hưng thịnh này hứa hẹn sự phát triển sẽ ổn định bền vững. 2015, Tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá giống Bờ Đậu (xã Cổ Lũng) được thành lập. Tổ thu hút 30 thành viên với tổng diện tích ao nuôi là 10ha. Các giống cá chính là trắm, trôi, mè, chép, rô phi đơn tính, nheo, trắm đen. Ông Nguyễn Đức Hạnh, Tổ trưởng tổ hợp tác cho biết, bây giờ khoa học kỹ thuật cho phép người làm cá giống chủ động được rất nhiều khâu trong quá trình sản xuất.

09-18-19_1
Nghề nuôi ương cá giống ở Cổ Lũng hứa hẹn giai đoạn phát triển mới, ổn định và bền vững

Nghề sản xuất cá giống đòi hỏi sự chăm chút, tỉ mỉ như nuôi con mọn. Cá con rất nhạy cảm vì thế để sản xuất được con cá giống khỏe mạnh, các công đoạn từ chuẩn bị ao thả, xử lý môi trường đến chăm sóc đều phải rất cẩn thận...

Bây giờ, chỉ cần nhấc máy điện thoại là có cám, có thuốc phòng trị bệnh, có tư vấn kỹ thuật. Người nuôi cũng đỡ truân chuyên hơn. Đặc biệt, việc tập hợp người làm nghề trong tổ hợp tác đã tạo sự đoàn kết, chia sẻ kinh nghiệm làm nghề và triệt để được hành vi phá hoại ích kỷ tồn tại nhiều năm trước đây.

Ông Vũ Hữu Tý, thành viên của tổ hợp tác cho biết, gia đình có hơn 1 mẫu ao nuôi. Vì là diện tích thùng vũng không thể canh tác gì nên gia đình tận dụng. Lúc chưa vào tổ hợp tác, ông nuôi lẫn lộn các loại cá giống nên nguồn thu không đáng kể. Qua chia sẻ kinh nghiệm của các thành viên trong tổ, toàn bộ hơn 1 mẫu ao của gia đình ông hiện nay đã được phân chia thành các ngăn nuôi cá theo từng giai đoạn, từng loại cá. Nhờ đó ông có thể nuôi gối lứa. Khi cá bột phát triển thành cá hương thì ông dồn hết vào ao cá hương để thả tiếp lứa bột khác. Cứ như vậy ông có thể tận dụng được tối đa thời gian và mô hình lúc nào cũng có cá giống bán liên tục.

Nghề làm cá giống trước đây chỉ sôi động theo mùa, từ tháng 2 và kết thúc vào tháng 9 âm lịch khi thời tiết bắt đầu lạnh và trời ít mưa. Bây giờ, người làm nghề chỉ thôi bán cá giống vào 2 tháng là tháng 12 và tháng 1 âm lịch. Số cá con còn lại trong ao sẽ được bà con gom lại vào một ao gọi là cá lưu, sang đầu năm sau khi bắt đầu vào mùa, dân làng cá đã có cá giống để cung cấp ra thị trường. Số cá lưu của gia đình ông Tý trong vụ đầu tiên áp dụng đúng quy trình kỹ thuật đã đạt gần 2 tấn với giá trị trên 100 triệu đồng.

09-18-19_3
Ảnh: Đồng Văn Thưởng

Hộ ông Trần Văn Hà được coi là thành viên tiêu biểu của tổ hợp tác nuôi cá giống Bờ Đậu. Mỗi năm, ông Hà xuất bán từ 4 - 5 tấn cá giống, thu về hơn 200 triệu đồng. Ông Hà cho biết, người dân chung nhau kỹ thuật, chung nhau giá bán nhưng điều yên tâm nhất hiện nay là cùng nhau đoàn kết xây dựng thương hiệu làng nghề. Chính vì vậy, sản phẩm cá giống của tổ ngoài cung cấp cho địa phương còn được thương lái mang đi bán đến tận Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang...

Ông Vũ Văn Cương, Chủ tịch UBND xã Cổ Lũng cho biết, nghề cá giống đầu tư ít, thu lợi gấp 5 - 6 lần so với trồng lúa. Đặc biệt, những diện tích nuôi ương hiện nay ở Cổ Lũng là những thùng vũng được tận dụng để sản xuất. Người làm nghề đã chủ động được kỹ thuật nên rủi ro được hạn chế cao nhất. Vì vậy, xã đã đưa nghề nuôi ương cá giống vào là một trong những hướng phát triển kinh tế hộ tại địa phương. Từ tổ hợp tác, các thành viên sẽ xây dựng thành HTX. Trên cơ sở đó, chính quyền địa phương sẽ thực hiện đầu tư, hỗ trợ để người làm nghề có điều kiện hơn nữa về hạ tầng cơ sở, phát triển nghề ổn định, bền vững.

Ông Nguyễn Văn Phúc, Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thái Nguyên cho biết, tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ cá giống Bờ Đậu là một trong những mô hình thủy sản phát huy hiệu quả tại địa phương. Chi cục sẽ tiếp tục hỗ trợ, giúp đỡ bà con cập nhật kỹ thuật mới trong nuôi ương để phát triển, nhân rộng mô hình...

 

Xem thêm
Nuôi cá chim vây vàng VietGAP 6 tháng, năng suất đạt 10,8 tấn/ha

Hà Tĩnh Sau 6 tháng thả nuôi, cá chim vây vàng đạt trọng lượng trung bình 0,6 kg/con, năng suất bình quân 10,8 tấn/ha, giá bán từ 130.000 - 140.000 đồng/kg.

Hiện đại hóa ngành thủy sản góp phần chống khai thác IUU

THANH HÓA Việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giúp nâng cao hiệu quả khai thác và bảo quản thủy sản trên tàu cá, góp phần tăng sản lượng, giảm tổn thất.

Điểm mặt rào cản chuyển đổi xanh trong chế biến tôm đông lạnh

Lượng phát thải trên mỗi kg tôm ở những cơ sở chế biến quy mô nhỏ sẽ nhiều hơn so với những cơ sở quy mô lớn.

Hợp tác xã làm 'bà đỡ' cho ngư dân

QUẢNG BÌNH Qua 6 năm hoạt động, Hợp tác xã Vương Đoàn đã trở thành 'bà đỡ' cho hàng trăm tàu cá của bà con ngư dân.