| Hotline: 0983.970.780

Làng trăm tuổi giữa lòng Pleiku

Thứ Tư 24/02/2021 , 06:09 (GMT+7)

Plei Ơp là ngôi làng trăm tuổi của đồng bào J’rai, nằm giữa lòng thành phố Pleiku, Gia Lai. Ngôi làng đặc biệt ở chỗ, 'cơn bão' đô thị hóa không làm nó suy suyển.

Bản sắc riêng còn một chút này

Khi tôi ngỏ ý muốn viết một bài về làng Ốp, anh bạn đồng nghiệp ở TP Pleiku gật đầu tán thưởng, và nói thêm: “Plei tiếng J’rai nghĩa là làng, Plei Ơp là làng Ốp, làng đồng bào J’rai. Nằm trên địa bàn phường Hoa Lư, TP Pleiku. Toàn bộ cư dân trong làng vẫn là người J’rai, chưa bị pha trộn. Vì thế, tất cả mọi thứ, từ phong tục tập quán, văn hóa, sinh hoạt, vẫn đậm sắc J’rai.

Cái hay ở chỗ, mặc dù nằm gần như ở trung tâm TP Pleiku, nhưng Plei Ơp không bị mai một văn hóa truyền thống hay đô thị hóa. Đây là một trong số 7 ngôi làng truyền thống của Tây Nguyên được nhà nước chọn để bảo tồn”.

Cổng làng Ốp. Ảnh: Phúc Lập.

Cổng làng Ốp. Ảnh: Phúc Lập.

Anh bạn dẫn tôi vào làng Ốp, gặp già làng Siu Chel (tên khác là Siu Núi), là một trong 2 nghệ nhân khắc tượng gỗ J’rai ở Plei Ơp. Sinh ra, lớn lên ở ngôi làng trăm tuổi này, ông Siu Cheh là một trong những “cây đa cây đề” về văn hóa truyền thống của đồng bào J’rai. Ông Siu Chel đã ngoại thất thập, mái tóc bạc trắng, vầng trán cao, đôi mắt lanh lợi, làn da rám nắng, săn chắc.

Nghe tôi trình bày lý do gặp, ông Siu Chel hồ hởi: “Thế thì thích lắm, Nhà nước quy hoạch Plei Ơp làm làng Du lịch văn hóa, du lịch cộng đồng rồi, đồng bào thích có nhiều người ở khắp nơi đến tham quan, hiểu về văn hóa truyền thống J’rai và ăn nhiều món ngon của người J’rai. Tôi sẽ dẫn nhà báo đi tham quan một vòng”.

Dạo bước trên đường làng Ốp, cảm giác yên bình đến lạ, khác hẳn không khí ồn ào, náo nhiệt nơi phố thị. Âm thanh chủ đạo nơi đây là tiếng rừng lao xao, tiếng chim vỗ cánh và tiếng cười giòn tan của lũ trẻ đang nô đùa. Thật lâu mới nghe được âm thanh của một chiếc xe gắn máy.

Nhà Rông - 'trái tim' của người J'rai. Ảnh: Phúc Lập.

Nhà Rông - "trái tim" của người J'rai. Ảnh: Phúc Lập.

Mặc dù nằm trong lòng thành phố Pleiku, nhưng Plei Ơp lại được bao bọc bởi thung lũng Ia Lâm và 2 con suối Ia Nin và Ia Năk ngày đêm róc rách. Cũng nhờ 2 con suối này mà những đất đai ở Plei Ơp màu mỡ, cây trái, hoa màu tươi tốt.

Đứng ở TP Pleiku nhìn xuống làng Ốp, thấy trước mắt là một vùng lòng chảo sâu, rộng, ông Siu Chel cho biết, đây vốn là miệng núi lửa đã phun trào, nguội tắt từ hàng triệu năm trước. Bên trong lòng chảo, là quần thể kiến trúc gồm nhà rông, nhà sàn, nhà mồ…

Giữa làng là ngôi nhà Rông J’rai, mái cong cao vút với cây nêu phía trước. Nhà rông là “trái tim”, là biểu tượng về đời sống tinh thần của đồng bào J’rai, quần tụ xung quanh là những ngôi nhà ở của đồng bào. Mọi sinh hoạt văn hóa, tinh thần, lễ hội, đều diễn ra tại khu vực nhà rông. 

Già làng, nghệ nhân tạc tượng Siu Chel: 'Tượng khắc gỗ là nét văn hóa đặc sắc của người J'rai, có thể trưng ở nhà mồ, nhà Rông, nhà ở'. Ảnh: Phúc Lập.

Già làng, nghệ nhân tạc tượng Siu Chel: "Tượng khắc gỗ là nét văn hóa đặc sắc của người J'rai, có thể trưng ở nhà mồ, nhà Rông, nhà ở". Ảnh: Phúc Lập.

Cách nhà Rông không xa là khu trưng bày 54 tượng gỗ điêu khắc của 2 dân tộc J’rai và Bahnar, tượng mô tả mọi mặt đời sống sinh hoạt của dân làng như trình diễn cồng chiêng, trống, múa xoang, trồng trọt, săn thú, uống rượu cần. 

“Tượng gỗ thường trang trí ở nhà mồ, sao mình lại trưng bày ở nhà Rông?”, tôi hỏi nghệ nhân Siu Chel. Ông giải thích: “Không phải đâu. Tượng gỗ điêu khắc J’rai được trang trí nhiều nơi: nhà mồ, nhà rông, nhà dài, và cả nhà ở nữa, chứ không phải chỉ nhà mồ mới có tượng. Nhưng tượng ở mỗi nơi sẽ khác nhau. Trưng bày ở nhà rông, nhà dài, hay nhà ở thì tượng có hình dáng, khuôn mặt vui vẻ. Còn tượng khắc cho nhà mồ có mặt buồn, chống cằm, ôm đầu hay khoanh tay... Đây là loại hình nghệ thuật điêu khắc độc đáo, một nét văn hóa cổ truyền đặc sắc của đồng bào Tây Nguyên đấy”.

Mừng trước đổi thay, nhưng còn đó trăn trở

Theo tài liệu của Sở VH-TT&DL Gia Lai thì làng Ốp được thành lập khoảng năm 1927. Còn theo lời già làng Siu Chel thì: “Làng có từ khi nào chẳng ai biết rõ. Chỉ biết là hồi đó, có già làng tên Ốp, đưa dân bản đi tìm vùng đất mới lập nghiệp. Khi đến đây, thấy vùng đất cây cối tốt tươi, đất đai màu mỡ, nước suối rì rào chảy ngày đêm, cá lội tung tăng, ông quyết định dừng chân, hạ trại, chặt cây làm nhà, lập làng.

Từ đó đến nay, người J’rai đã trải qua hàng trăm mùa lên rẫy trồng trỉa, Pei Ơp vẫn vẹn nguyên. Nhưng nay Plei Ơp đã trở thành làng du lịch văn hóa, sẽ đón rất nhiều khách mỗi ngày, sẽ có nhiều loại hình kinh doanh… liệu văn hóa truyền thống J’rai có bị mai một?

Giọt nước (mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra) gắn liền với văn hóa truyền thống của người J'rai nói  riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Lê Hưởng.
Giọt nước (mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra) gắn liền với văn hóa truyền thống của người J'rai nói  riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Lê Hưởng.

Giọt nước (mạch nước ngầm từ trong núi chảy ra) gắn liền với văn hóa truyền thống của người J'rai nói  riêng và đồng bào Tây Nguyên nói chung. Ảnh: Lê Hưởng.

Trước trăn trở này của tôi, già làng Siu Chel khẳng định: “Không đâu. Người J’rai rất coi trọng văn hóa truyền thống của mình. Mình yêu con mình, con tim, con mắt mình thế nào thì cũng yêu văn hóa truyền thống như thế. Những thứ đó đã ăn sâu vào trong máu rồi, không có gì làm thay đổi được đâu. Người J’rai yêu mọi thứ trong ngôi làng của mình, từ giọt nước, con suối, con đường, đến cây rừng… yêu như chính đứa con mình đẻ ra vậy”.

Tìm gặp anh Rơh Mah Hur, Bí thư Chi bộ làng Ốp để hỏi thêm về tương lai làng du lịch Plei Ơp, anh nửa mừng, nửa trăn trở: “Plei Ốp nằm trong lòng thành phố từ bao lâu nay rồi, nhưng không thay đổi đâu, bản sắc văn hóa của người J’rai mình thì không mất đi được đâu. Nay nhà nước quy hoạch làm làng du lịch văn hóa, đầu tư đường sá cho làng, bà con thích lắm. Người dân trong làng vốn chỉ quen với công việc nương rẫy, nay cũng bắt đầu tham gia làm du lịch. Thanh niên trai tráng trong làng được đào tạo làm hướng dẫn viên, đưa khách đi tham quan. Phụ nữ nấu các món ăn truyền thống mời du khách. Từ khi phát triển du lịch, cuộc sống của người dân trong làng cũng được cải thiện đáng kể. Nhưng mà hiện nay bà con vẫn còn khó khăn lắm...”.

Bà Đinh H’Nhai, một trong những người nấu rượu cần truyền thống ngon nhất làng Ốp, với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ảnh: Phúc Lập.

Bà Đinh H’Nhai, một trong những người nấu rượu cần truyền thống ngon nhất làng Ốp, với hơn 30 năm kinh nghiệm. Ảnh: Phúc Lập.

Ở khu nhà rông, chúng tôi gặp nghệ nhân cồng chiêng Rơ Chăm Geh, ông hồ hởi: “Vào mỗi tối thứ 7, chủ nhật, hay khi có đoàn khách đến làng, tôi lại được biểu cồng chiêng. Ngày xưa cồng chiêng chỉ mang ra biểu diễn trong những dịp quan trọng của dân làng, như lễ lúa mới, bỏ mả, cúng giọt nước…mỗi lần biểu diễn cồng chiêng xong, thấy hưng phấn lắm, tinh thần sảng khoái, quên hết mệt nhọc”.

“Làm du lịch vậy có sợ văn hóa J’rai bị mai một, hay đồng hóa các nền văn hoá khác không?”, tôi hỏi nghệ nhân Rơ Chm Geh. “Khách đến đây sẽ thưởng thức các món ăn đặc trưng của người Jrai như cơm lam gà nướng, lợn rừng gác bếp, tép gói lá chuối, ba chỉ một nắng, lòng gà xào cà đắng, lá mì xào. Và thưởng thức các lễ hội truyền thống đặc trưng của người J’rai như cồng chiêng, lễ cúng nhà rông, lễ bỏ mả… tất cả đều trong văn hóa của người J’rai, không bị mai một, đồng hóa đâu”, Rơ Chăm Geh nói.

Bạn tôi trầm tư: “Được đầu tư, Plei Ơp sẽ phát triển. Nhưng cũng lo đấy. Vì tác động của cơ chế thị trường. Nhiều nghệ nhân vẫn còn đó, nhưng người ta biểu diễn cho khách để kinh doanh, chứ không phải phục vụ tinh thần bà con. Mai này, những giai điệu cồng chiêng có còn làm lòng người đắm say, thổn thức như xưa? Nhà sàn, nhà rông, nhà mồ hãy còn nhưng thưa vắng, lại có nguy cơ bê tông hóa. Ngày càng ít những người trẻ biết làm rượu cần truyền thống như bà Đinh H’Nhai, nhà ông Siu Dach, ngày càng ít những nghệ nhân làm nhà rông, đan lát, tạc tượng, kể khan…”.

Già làng Siu Chel: 'Người J'rai yêu văn hoá truyền thống như yêu đứa con mình đẻ ra, nên dù có làm du lịch, cũng không mai một cái văn hoá cha ông để lại đâu'. Ảnh: Phúc Lập. 

Già làng Siu Chel: 'Người J'rai yêu văn hoá truyền thống như yêu đứa con mình đẻ ra, nên dù có làm du lịch, cũng không mai một cái văn hoá cha ông để lại đâu". Ảnh: Phúc Lập. 

“Plei Ốp có diện tích hơn 182ha, nằm trên địa bàn phường Hoa Lư, TP Pleiku. Hiện nay, dân số của làng là 127 hộ, 635 khẩu, chỉ còn 2 hộ nghèo. 4 năm liền, làng Ốp đạt danh hiệu khu dân cư văn hóa và hơn 90% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa hàng năm. Đời sống cả vật chất lẫn tinh thần của người dân làng Ốp bây giờ đã nâng cao, chẳng thua gì cư dân ngoài phố thị Pleiku”, anh Rơh Mah Hur, Bí thư Chi bộ làng Ốp.

  • Khát khao khôi phục vùng cam sành Tân Lĩnh
    Phóng sự 12/12/2024 - 10:57

    YÊN BÁI Tân Lĩnh nức tiếng một thời với những mùa cam sành sai trĩu bội thu, giờ chỉ là hoài niệm, người dân nơi đây khao khát khôi phục vùng cam đặc sản này.

  • Cá 'quý tộc' sống khỏe trên rẻo cao
    Phóng sự 06/12/2024 - 14:00

    Các hộ nuôi các nước lạnh tại Sa Pa không quản khó khăn, vẫn miệt mài tìm hướng đi mới cho dòng sản phẩm không phải nơi nào cũng có.

  • Lãng du - những ấn tượng khó phai
    Phóng sự 06/12/2024 - 10:18

    Miền núi phía Bắc luôn níu chân du khách, từ cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, cho đến những sản vật đặc trưng, cùng sự nồng hậu của người dân địa phương.

  • Cây vàng trên Mỏ Vàng
    Phóng sự 06/12/2024 - 06:00

    Trời còn đẫm sương đêm, ông Đặng Nho Hưng (thôn Thác Tiên, xã Mỏ Vàng) đã thức giấc, mượn người lên đồi dọn thân củi quế chuẩn bị cho một mùa mới...

  • Đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng
    Phóng sự 05/12/2024 - 15:15

    Ở Sa Pa (Lào Cai) có một cộng đồng người Dao đỏ đắm đuối với cây thuốc bản địa, đắm đuối với bài thuốc cha ông. Họ kiên trì đưa cây thuốc đi xa hơn bản làng...

  • Sâm Lai Châu trên đỉnh Pusilung
    Phóng sự 05/12/2024 - 14:00

    Dự hội nghị định hướng phát triển sâm Việt Nam do Bộ trưởng Lê Minh Hoan chủ trì, ông Ngô Tân Hưng càng quyết tâm xây dựng thương hiệu Sâm Việt Nam thành ngành hàng.

  • Vùng xanh ngát dưới chân đèo Pha Đin
    Phóng sự 05/12/2024 - 06:00

    Mấy chục năm về trước, xã Phổng Lái thiếu nước sinh hoạt, người dân hầu như sản xuất theo hướng tự cung tự cấp, chứ chưa bao giờ dám nghĩ đến quy mô hàng hóa.

  • Canh giữ linh hồn của rừng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:53

    Người ta gọi hổ là chúa tể của rừng xanh, còn tiếng hót của vượn chính là linh hồn của rừng.

  • 'Cá thần' dưới chân thác Trăng
    Phóng sự 04/12/2024 - 15:50

    Từng vài lần ăn cá dầm xanh ở Hòa Bình hay còn có tên cá bỗng ở Tuyên Quang, 'cá thần' ở Thanh Hóa, tôi ấn tượng về sự thơm, ngon, ngọt đậm của nó.

  • Đem hoa quả xứ người lên đất dốc
    Phóng sự 04/12/2024 - 13:45

    Thuở ban đầu, Sơn La chỉ toàn ngô, sắn và cây lâm nghiệp, tìm đỏ mắt không thấy bơ, nhãn, chứ đừng nói đề huề như bây giờ.

  • Trên đường và dưới cánh bay…
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:45

    Từ trên đường hay là trên cánh bay ngắm xuống, Tây Bắc hiện ra bóng dáng một miền cây trái mới, một vùng du lịch văn hóa, lịch sử gắn với sinh thái, thiên nhiên.

  • Phía ấy, biên thùy...
    Phóng sự 04/12/2024 - 10:10

    Đầu tháng 9/2024, tôi được mời đến dự Triển lãm 'Non nước biên thùy'. Ngắm các tác phẩm của Đỗ Đức, tôi như được trở lại với những vùng đất đã từng qua. 

Xem thêm
Bộ Công Thương đề xuất phương án tinh gọn bộ máy, giảm gần 18% đầu mối

Với phương án đề xuất, số đầu mối trong cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương sẽ giảm 5 đơn vị, từ 28 đơn vị xuống còn 23 đơn vị.

Mời gọi doanh nghiệp ngành lúa gạo Việt Nam đầu tư tại Cuba

Cần Thơ Cuba mong muốn học hỏi kinh nghiệm cũng như mời gọi doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong ngành lúa gạo Việt Nam tham gia đầu tư, thúc đẩy sản xuất lương thực tại Cuba.

Trao tặng 80 di ảnh cho thân nhân các anh hùng liệt sỹ

Hội Cựu công an nhân dân (CAND) tỉnh Ninh Bình vừa tổ chức lễ trao 80 di ảnh các anh hùng, liệt sỹ tới thân nhân, gia đình.