| Hotline: 0983.970.780

Lào Cai: Sáng tạo, huy động nội lực xây dựng nông thôn mới

Thứ Hai 21/02/2022 , 08:36 (GMT+7)

Xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững đi vào chiều sâu, thực chất hiệu là định hướng của tỉnh Lào Cai trong năm 2022.

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cùng người dân tham gia làm đường bê tông nông thôn mới tại xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ảnh: T.L

Lãnh đạo tỉnh Lào Cai cùng người dân tham gia làm đường bê tông nông thôn mới tại xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn, Lào Cai). Ảnh: T.L

Phát huy vai trò người dân xây dựng nông thôn mới

Tỉnh Lào Cai vừa tổ chức phát động thi đua chung sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững tại xã Chiềng Ken (huyện Văn Bàn, Lào Cai). 

Ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai cho biết, phong trào thi đua “Chung sức xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” được triển khai sâu rộng, tạo sự chuyển biến sâu sắc trong toàn hệ thống chính trị - xã hội, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn, phát huy được vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng nông thôn mới; 

Các cơ chế, chính sách xây dựng nông thôn mới đã phát huy hiệu quả, góp phần đẩy nhanh thực hiện chương trình, được người dân đồng thuận ủng hộ và đánh giá cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được quan tâm đầu ngày càng đồng bộ, hiện đại, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội khu vực nông thôn; đời sống vật chất, tinh thần của người dân từng bước được nâng cao, an sinh xã hội được đảm bảo, dân chủ ở cơ sở được phát huy, diện mạo nông thôn thay đổi rõ nét. 

Kết quả thực hiện xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh đến nay có 62/127 xã đạt chuẩn nông thôn mới (đạt 48,81% số xã); 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; bình quân đạt 15,73 tiêu chí/xã; thu nhập bình quân khu vực nông thôn 30 triệu đồng/người/năm; Chính phủ đã công nhận “thành phố Lào Cai hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới” năm 2019, “huyện Bảo Thắng đạt chuẩn nông thôn mới” năm 2020. 

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, tỉnh Lào Cai cho rằng, xây dựng nông thôn mới của itnrh vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế, trong đó sự phối hợp giữa các cấp, các ngành có nơi chưa chặt chẽ; cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động khu vực nông thôn chuyển dịch còn chậm; có nơi chú trọng đầu tư xây dựng hạ tầng mà chưa quan tâm đúng mức đến các nội dung về phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường; nguồn lực đầu tư cho xây dựng nông thôn mới chưa đáp ứng được nhu cầu; việc huy động đóng góp của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội còn thấp….

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Ảnh: T.L

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai Hoàng Quốc Khánh phát động phong trào thi đua xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Ảnh: T.L

Chú trọng đời sống nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững

Để tiếp tục thực hiện phong trào thi đua “Lào Cai xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững” rộng khắp, phát huy sự chủ động, sáng tạo khắc phục khó khăn, huy động mạnh nội lực trong xây dựng nông thôn mới, nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI; Đề án số 01, Chỉ thị 13 của Tỉnh ủy; Kế hoạch xây dựng nông thôn mới của UBND tỉnh Lào Cai giai đoạn 2021-2025, ông Hoàng Quốc Khánh cho rằng, Lào Cai trong năm 2022 cần tập trung vào 7 nội dung cụ thể.

Trong đó đặc biệt là việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực cho thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới và giảm nghèo bền vững. Qua đó, phấn đấu hết năm 2022 có thêm 10 xã hoàn thành nông thôn mới; bình quân đạt 16,46 tiêu chí/xã; có thêm 130 thôn nông thôn mới, 59 thôn kiểu mẫu; giảm tỷ lệ hộ nghèo đa chiều bình quân 4,5%/năm.

Đẩy mạnh phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn đồng bộ, hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh Lào Cai. Đặc biệt là làm đường giao thông nông thôn; đầu tư kiên cố hóa các công trình thủy lợi đầu mối, các công trình thủy lợi đa chức năng; phát triển hệ thống điện đảm bảo phục vụ sản xuất và đời sống của dân cư nông thôn; phát triển mạng lưới viễn thông đưa dịch vụ tới vùng sâu, vùng xa đáp ứng nhu cầu tiếp cận thông tin của người dân...

Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, triển khai hiệu quả Đề án số 01 của Tỉnh ủy Lào Cai về phát triển nông, lâm nghiệp, sắp xếp dân cư và xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025; Nghị quyết số 10 của BTV Tỉnh ủy về Chiến lược phát triển nông nghiệp hóa đến năm 2030, nhằm nâng cao giá trị gia tăng, nâng cao đời sống nông dân và phát triển nông nghiệp bền vững; thu hút nhiều các doanh nghiệp đến đầu tư, khai thác tiềm năng lợi thế của các vùng sản xuất trọng điểm, sản phẩm chủ lực; nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế tập thể, hợp tác xã, phát triển các tổ, nhóm kinh tế hợp tác gắn với xây dựng nông thôn mới hiệu quả.

Đẩy mạnh thi đua xây dựng đời sống vật chất tinh thần của người dân khu vực nông thôn. Trong đó, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh cho nhân dân; phát triển toàn diện các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; chú trọng thực hiện chính sách bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các giá trị văn hóa truyền thống, thực hiện nếp sống mới khu vực nông thôn; thực hiện tốt các chính sách an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững…

Các cấp, các ngành, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, vận động sâu rộng, toàn diện các tầng lớp nhân dân tích cự tham gia thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia: xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi hiệu quả trong năm 2022 và các năm tiếp theo, ông Hoàng Quốc Khánh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Lào Cai nhấn mạnh.

  • Tags:
Xem thêm
Ra mắt Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô'

Kiên Giang Hội quán Nông dân huyện Châu Thành và dự án 'Đọc sách cùng Xích Lô' là nơi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong lĩnh vực nông nghiệp.

Điểm sáng phát triển văn hóa- thể thao ở Bến Tre

Bến Tre Lĩnh vực văn hoá phát triển góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho người dân, từ đó tạo nền tảng cho sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Nâng cao khả năng cạnh tranh, phát huy tiềm năng sản phẩm OCOP

Tỉnh Quảng Ninh đã và đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao giá trị, khả năng cạnh tranh và phát huy tiềm năng của các sản phẩm OCOP.