| Hotline: 0983.970.780

Lợi ích của rượu tỏi

Thứ Năm 03/10/2013 , 11:13 (GMT+7)

Tôi nghe người ta mách tỏi ta ngâm với rượu quê sau 100 ngày thì uống một ít vào buổi tối trước khi ăn thì tốt, liệu có đúng không?

* Tôi nghe người ta mách tỏi ta ngâm với rượu quê sau 100 ngày thì uống một ít vào buổi tối trước khi ăn thì tốt, liệu có đúng không?

Ngô Văn Hưng, Tiền Hải, Thái Bình

Vào những năm 1960-1970, Tổ chức Y tế thế giới phát hiện thấy người dân Ai Cập tuy sống trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhưng dân chúng có sức khỏe tốt, ít bệnh tật, tuổi thọ khá cao. Nhiều chuyên gia y tế đã tiến hành khảo sát và phát hiện thấy nhà nào cũng có một lọ rượu ngâm tỏi để uống hàng ngày. Người dân Ai Cập nói họ đã làm như vậy từ nhiều thế kỷ rồi (!).

Các chuyên gia xác định: Rượu tỏi chữa trị được 4 nhóm bệnh: Thấp khớp (sưng khớp, vôi hoá các khớp, mỏi xương cốt). Tim mạch (huyết áp thấp, huyết áp cao, hở van tim, ngoại tâm thư). Phế quản (viêm phế quản, viêm họng, hen phế quản). Tiêu hoá (ăn khó tiêu, ợ chua, viêm tá tràng, loét bao tử). 

Đến năm 1983, Nhật lại thông báo bổ sung thêm 2 nhóm bệnh nữa là: Trĩ nội và trĩ ngoại. Ðái tháo đường (tiểu đường). Nhật cũng công bố : "Ðây là một loại thuốc tuyệt vời của nhân loại vì dễ làm, rẻ tiền, không gây phản ứng phụ& có hiệu quả chữa bệnh rất cao".

* Xin hỏi dân tộc Việt Nam có bao nhiêu ngôn ngữ, vì sao ngay trong cùng một huyện mà có hai giọng nói khác nhau?

Phạm Hương Thảo, Tiên Du, Bắc Ninh

Ngôn ngữ khác với giọng nói. Chúng ta có 54 dân tộc anh em thì chắc là ít nhất có 54 ngôn ngữ rồi. Thực ra số ngôn ngữ là nhiều hơn vì mỗi dân tộc có thể có nhiều nhóm sắc tộc khác nhau và vì vậy có thể có nhiều ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên cũng có những ngôn ngữ chết vì không được sử dụng từ khá lâu rồi. Theo danh sách chính thức hiện nay có 25 ngôn ngữ các dân tộc thiểu số ở Việt Nam thuộc nhánh Mon-Khmer, họ Nam Á với số người sử dụng tổng cộng là 2.620.371 người (1989).

Địa bàn cư trú của cư dân sử dụng các ngôn ngữ này trải từ Nam ra Bắc trên khắp lãnh thổ Việt Nam. Chính vì vậy, có thể coi họ ngôn ngữ Nam Á (cụ thể hơn là nhánh Mon-Khmer) là một họ ngôn ngữ quan trọng hiện diện ở địa bàn nước ta. Nước ta hiện nay có gần 30 dân tộc thiểu số có chữ viết, tiêu biểu như: Tày, Thái, Hoa, Khơme, Nùng, H’Mông, Giarai, Êđê, Bana, Xơđăng, Kơho, Chăm, Hrê, Mnông, Raglai... Hiện nay đã có một số ngôn ngữ, chữ viết dân tộc thiểu số được sử dụng trên các phương tiện thông tin đại chúng từ trung ương tới các địa phương, như: Tày, Thái, Dao, Mông, Jrai, Êđê, Bana, Chăm, Khơme…

Giọng nói mỗi nơi một khác. Có người cho rằng giọng nói phụ thuộc vào nguồn nước, đất đai, khí hậu. Đó là suy nghĩ không đúng. Giọng nói thuộc hệ thống tín hiệu thứ hai, tức là một loại tác nhân kích thích có điều kiện tương đương với mọi tác nhân kích thích có điều kiện khác. Giọng nói quyết định bởi những người sống chung quanh khi còn bé. Các cháu nhỏ sinh ra ở miền Nam dù bố mẹ là người miền Bắc đều nói giọng miền Nam. Đối với các địa phương khác cũng vậy. Tuy nhiên khi lớn lên chuyển vùng sinh sống thì tiếng nói bị pha trộn, có khi chuyển hẳn thành tiếng của địa phương khác.

* Xin hỏi có phải khi đứng trước kẻ thù có loại thằn lằn thường dùng máu để tự vệ?

Lê Quang Điền, Phước Long, Bình Phước

Cũng giống như những loài thằn lằn bình thường khác, loài thằn lằn có sừng phrynosoma, thuộc họ lguanidae, sống ở miền tây nước Mỹ, Mexico và các vùng có khí hậu khô nóng, có khả năng ngụy trang rất tài tình. Khi bị đe dọa, cách phòng thủ mà chúng ưa thích nhất là đổi màu da để ẩn vào môi trường xung quanh. Không những thế, chúng còn cố gắng hết sức nằm dán xuống mặt đất, để giảm tối đa nguy cơ bị kẻ thù phát hiện.

Tuy nhiên, khi ngụy trang không còn hiệu quả đối với những kẻ săn mồi láu cá và lỳ lợm, thằn lằn sẽ chuyển sang phương án tiếp theo là phát ra những tiếng xì xì đầy đe dọa, đồng thời cố hết sức gồng cơ thể lên, giương những chiếc gai nhọn về phía kẻ thù. Khi cảm thấy sự nguy hiểm tăng lên tột độ, nó sẽ tự làm tăng áp suất máu lên khu vực đầu để có thể phun ra theo các ống dẫn nước mắt. Phương án của kẻ cùng đường này đôi khi rất hiệu quả, vì nó làm kẻ thù phát hoảng mà bỏ chạy.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm