| Hotline: 0983.970.780

Máy cuộn rơm 'made in' ông Mạnh

Thứ Năm 02/06/2016 , 07:15 (GMT+7)

Máy cuộn rơm của ông Mạnh có kết cấu gọn nhẹ, vận chuyển được mọi địa hình, vừa gom và nâng rơm được lên xe.

Sau chế tạo thành công máy hốt rơm, máy ép phế liệu, tiếp đến ông Trần Đức Mạnh ở thôn Cư Thạnh, xã Suối Hiệp, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) đã sản xuất máy cuộn rơm, hiệu quả không kém máy ngoại.

Vậy cơ duyên nào khiến ông Mạnh sáng chế ra máy cuộn rơm này? Gặp chúng tôi, ông Mạnh tâm sự, do nhu cầu thu gom rơm rạ phục vụ chăn nuôi gia súc, làm nấm rơm và tủ gốc cây thanh long rất lớn, khiến giá rơm trên thị trường tăng mạnh. Do đó nhiều người trang bị máy cuộn rơm của Nhật. Trong khi đó máy thu gom rơm ngoại rất đắt, vượt khả năng của nông dân.

Chính vì vậy ông Mạnh quyết tâm sáng chế máy cuộn rơm “nội” để phục vụ cho người có nhu cầu, vừa đảm bảo túi tiền, vừa mang lại hiệu quả.

Vốn là thợ cơ khí lành nghề, cộng với niềm đam mê sáng chế, việc sản xuất máy cuộn rơm đối với ông Mạnh không khó. Bởi trước đây, ông đã từng sáng chế máy hốt rơm cũng được nhiều nông dân tin dùng. Nhưng máy hốt rơm này chỉ thực hiện được công việc là dồn rơm vào một chỗ, chứ chưa làm được theo yêu cầu của khách hàng là cuộn thành bánh rơm.

Từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu và chỉ sau 4 tháng đã hoàn thành. Để kiểm tra chất lượng của máy, những ngày đầu ông có dịp trình diễn trên các cánh đồng thu rơm ở Diên Khánh cùng các dòng máy ngoại. Kết quả, nông dân đánh giá máy của ông không thua kém gì máy Nhật.

Theo ông Mạnh, nguyên lý hoạt động của máy cuộn rơm do ông sáng chế là rơm rạ được hốt lên nhờ thiết bị cào phía trước, các thanh răng làm nhiệm vụ đưa rơm vào cho máy cuộn lại thành bánh, bánh rơm đủ khối lượng được nhả ra sau khi đã được buộc chặt.

So với máy cuộn rơm hiện có trên thị trường, máy của ông có nhiều cải tiến như máy chỉ sử dụng 1 sợi sên (xích) điều khiển toàn bộ hoạt động việc đóng bánh, cấu hình đơn giản, gọn nhẹ, khi hoạt động không cần máy kéo; bánh rơm tự động buộc chặt nhờ áp dụng nguyên lý nam châm điện; sử dụng động cơ Kubota Nhật 22 mã lực.

08-18-52_1

Toàn bộ những chi tiết không quan trọng là hàng độ chế nên giá thành máy rẻ hơn rất nhiều so với các loại máy chào hàng trên thị trường, trị giá không quá 100 triệu đồng.

Máy cuộn rơm của ông Mạnh không cần máy cày dẫn đường nên không lo rơm rạ bị vấy bẩn do 4 bánh máy cày dẫm đạp. Do vậy nếu thu hoạch lúa ở vụ hè thu, thông thường ruộng hay ngập nước, sình lầy thì chất lượng bánh rơm vẫn đảm bảo. Đó là đánh giá của nhiều nông dân khi chứng kiến máy cuộn rơm hoạt động trên ruộng bùn.

Về chi phí nguyên liệu của máy, ông Mạnh cho biết, hiện máy hoạt động 1 ngày (8 giờ) tốn khoảng 12 lít dầu, tương đương 120.000 đồng, nhưng bù lại “đóng” được 500 bánh rơm, mỗi bánh có đường kính 0,55m, chiều cao 0,7m, khối lượng 17 - 18 kg và giá 20.000 đồng/bánh giao tại chỗ, như vậy trừ chi phí còn lãi khá lớn.

Nhờ tiện ích từ máy cuộn rơm đem lại, nhiều khách hàng đã liên hệ với ông để đặt hàng, nhưng làm không xuể. Mong muốn ông Mạnh là nhà nước cần quan tâm hỗ trợ vốn để ông có thể thực hiện dự án cung cấp máy cuộn rơm do mình sản xuất. Nếu được hỗ trợ kinh phí khoảng 200 triệu đồng, ông sẽ thực hiện dự án chế tạo, chuyển giao máy cuộn rơm cho các HTX và nông dân.

Theo một số người am hiểu về cơ giới hóa, hiện tại thị trường có rất nhiều chủng loại. Máy Nhật có giá 185 triệu đồng nhưng nếu hoạt động phải mắc thêm máy cày trị giá 250 - 300 triệu đồng. Còn máy Trung Quốc có giá rẻ hơn, 125 triệu đồng nhưng không bền. Tại nước ta cũng đã cso một số cơ sở SX máy cuộn rơm tại ở ĐBSCL và TP. Hồ Chí Minh.

 

Xem thêm
3 đề án bao trùm ngành chăn nuôi bắt đầu đi vào đời sống

Chiều 3/5, Bộ NN-PTNT tổ chức Hội nghị triển khai một số đề án ưu tiên thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045.

Tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc

Ngày 3/5, tại phường Hải Xuân, TP Móng Cái, Cục Quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh đã phát hiện và tiêu hủy hơn 15.000 con vịt giống không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội tăng hơn 13 lần trong 19 năm

Diện tích trồng hoa, cây cảnh của Hà Nội đã tăng một mạch từ 610ha năm 2005 lên khoảng 8.000ha trong thời điểm hiện tại.