| Hotline: 0983.970.780

Mẹ già 89 tuổi chăm sóc con mắc bệnh ung thư

Chủ Nhật 27/05/2018 , 08:01 (GMT+7)

Cảnh không con, vợ mất vì bạo bệnh mất trí nhớ, bản thân lại mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối, anh Nguyễn Văn Nhật (SN 1960) ở thôn Vài Mới, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội đành nuốt nước mắt khi phải nương tựa vào người mẹ già 89 tuổi túng thiếu quanh năm.

Lấy nhau chưa lâu thì cụ bà Vũ Thị Nhậm và cụ ông là Nguyễn Văn Chất (SN 1922) có với nhau bốn người con. Ông bà tất tả làm thuê tối ngày kiếm gạo, rau cháo nuôi 6 miệng ăn. Tới tuổi lập gia đình, 3 người con trai thứ của cụ đều đi lấy vợ xa, kinh tế khó khăn nên mấy năm mới về thăm quê một lần, chỉ người con trai cả là anh Nguyễn Văn Nhật lấy vợ ở quê để tiện chăm sóc bố mẹ già quanh năm ốm yếu.

15-14-37_cu_nhm_ben_cnh_chm_soc_nguoi_con_tri_mc_benh_ung_thu_gn_gii_don_cuoi_cu_minh
Cụ Nhậm chăm sóc anh Nhật

Năm 1973, cụ ông Nguyễn Văn Chất mãi mãi ra đi. Gánh nặng bệnh tật dường như vẫn chưa buông tha gia đình nghèo khó này khi cuối năm 2010, anh Nhật bị mắc bệnh ung thư gan.

Nỗi đau bệnh tật nối tiếp bệnh tật, 5 năm trước, khi vừa đi làm ruộng về, cụ Nhậm hoảng hốt khi thấy con dâu là chị Hoàng Thị Hoan (SN 1961) tự nhiên nói năng lảm nhảm, huyên thuyên giữa nhà, bên cạnh là mâm cơm trưa rơi vãi khắp nơi. Thấy vậy, cụ Nhậm và anh Nhật vội vã đưa chị Hoan đến Bệnh viện Đa khoa Hà Đông cấp cứu. Cụ Nhậm chết lặng khi cầm trên tay kết quả chẩn đoán con dâu bị mất trí nhớ. Chị Hoan mắc bệnh nằm liệt, bị hoại tử một phần mông, đùi khiến mọi sinh hoạt, vệ sinh cá nhân đều phải do mẹ con cụ Nhậm giúp đỡ. Sau khi chống chọi với căn bệnh mất trí nhớ kéo dài, chị Hoan đã mãi mãi ra đi để lại bao niềm tiếc thương, hụt hẫng cho anh Nhật và gia đình.

Hướng ánh mắt nhìn xa xăm vô định, cụ Nhậm thều thào bảo nhà đã nghèo khổ nay lại càng thêm khánh kiệt. Tất cả đồ đạc vốn liếng ít ỏi cụ dành dụm được qua bao năm cày cuốc đều lần lượt ra đi theo những lần khăn gói đưa anh Nhật lên Bệnh viện Bạch Mai xạ trị. Hiện nay, định kỳ mỗi tháng 1 lần là anh Nhật lại phải lên bệnh viện nằm viện xạ trị 1 tuần với chi phí mỗi đợt mất từ 7-10 triệu đồng. Nhưng nhà quá nghèo khổ, chẳng mấy chốc cụ không còn đồng nào. Không đủ tiền viện phí, cụ Nhậm đành ngậm ngùi đưa con trai về nhà tự chăm sóc qua ngày đoạn tháng.

“Vợ chồng tôi lấy nhau nhiều năm nhưng không thể có nổi một mụn con. Ngày trước vợ tôi còn sống, 3 lần mang thai thì cả 3 lần cứ đến tháng thứ 7, thứ 8 đều không giữ được. Nhìn những đứa trẻ hàng xóm tung tăng, vui đùa chạy nhảy cắp sách đến trường mà tôi tủi phận lắm", anh Nhật ngậm ngùi chia sẻ.

15-14-37_cn_nh_dot_nt_chu_co_dieu_kien_tu_su_cu_me_con_cu_nhm
Căn nhà xuống cấp của mẹ con cụ Nhậm

Vốn là gia đình thuộc diện nghèo khó, lại thêm tình trạng bệnh tình của các con nên kinh tế của cụ Nhậm càng thêm khánh kiệt. Ngôi nhà của gia đình xây dựng đã hơn 20 năm, hễ mưa to là dột nhưng cũng không có điều kiện sửa chữa. Tất cả chi tiêu sinh hoạt, thuốc thang cho cả hai con người bệnh tật chỉ trông cậy vào số tiền hỗ trợ người cao tuổi 540.000 đồng hàng tháng của cụ Nhậm và 3 sào ruộng khoán cằn cỗi bấp bênh năm được năm mất.

Cụ Nhậm thở dài như thanh minh: “Người ta khỏe thì còn có sức chăm bón tốt cho cây lúa, còn tôi già yếu rồi, cây cũng cằn cỗi theo vì mình không có sức chăm sóc tốt cho lúa nên mới vậy. Lúa của tôi cấy ra cũng xấu hơn của người ta nên bán không được giá nhưng cũng chẳng biết làm sao hơn, đành chịu. Gần như cấy lúa chỉ để nhặt nhạnh rơm rạ về phơi khô để mùa đông sưởi cho gia đình qua cơn giá lạnh. Nghĩ mà tủi nhưng số phận là vậy, không cưỡng lại được”.

“Đôi lúc tôi cũng muốn buông xuôi, muốn chết đi cho xong chuyện vì khổ cực cả đời thế cũng đủ rồi! Dù có trắng tay cả đời chỉ để đổi vài ba phút cho sự tồn tại của nó (anh Nhật), tôi cũng làm! Nhưng lỡ tôi chết rồi thì lấy ai chăm sóc cho nó đây chú ơi?”, cụ Nhậm vừa nói vừa sụt sùi. Nhìn những giọt nước mắt lăn dài trên hai gò má nhăn nheo hốc hác của cụ, ai nấy chẳng thể cầm lòng.

15-14-37_huong_nh_mt_nhin_x_xm_cu_nhm_dng_ke_cho_chung_toi_nghe_ve_benh_tinh_cu_cc_con_v_kinh_te_gi_dinh_khnh_kiet_vi_benh_tt
Cụ Nhậm cả đời cơ cực

Mọi sự giúp đỡ xin gửi về anh Nguyễn Văn Nhật ở thôn Vài Mới, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội; hoặc Tuần san Kiến thức gia đình (số 14 Ngô Quyền, Hà Nội, ĐT: 024.38256492 - 0983.970780), chúng tôi sẽ chuyển giúp quý vị.

(Kiến thức gia đình số 21)

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Chúng ta ở quãng nào?

Nhiều người vẫn chép miệng tiếc nuối 'Sao thời xưa nghèo mà yên thế?'. Có thể họ muốn nói đến thời bao cấp chăng?

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm