Rét đậm, rét hại sẽ tái diễn vào lập Xuân?
Thời gian qua, thời tiết các tỉnh phía Bắc đã diễn biến bất lợi, cực đoan, rét đậm rét hại. Hiện nay, tuy nắng ấm đã trở lại, nhưng ở tiết lập xuân (3/2/2020), thời tiết sẽ ra sao? Qua kinh nghiệm, xin đưa ra một vài nhận định.
Trong tháng 1/2020, tiết tiểu hàn chìm trong rét đậm rét hại kéo dài, ngày chính tiết đại hàn (20/1), trời chỉ còn ít rét đậm về đêm - sáng sớm và có nhiều sương mù.
Từ ngàn xưa, lịch 24 tiết quy định, tiết tiểu hàn (chớm rét) là tiết khởi đầu của năm, tiếp theo là tiết đại hàn (rét đậm), kế đến là tiết lập xuân... Theo kinh nghiệm dân gian, năm nào có rét đậm ở tiết tiểu hàn thì sẽ không rét đậm ở tiết đại hàn và ngược lại.
Điển hình như năm 2014, trong tháng 12 có 2 đợt rét đậm với chu kỳ ngắn (2 đến 3 ngày/chu kỳ), đợt 1 từ 16 đến 19 tháng 12, đợt 2 từ 21 đến 22 tháng 12, nên mãi đến ngày mùng 9 tháng 1 năm 2015 mới có rét đậm rét hại, kết quả là chính tiết đại hàn không có rét đậm rét hại.
Năm 2020, khu vực Hà Nội có một mùa hè nắng nóng chưa từng có. Nhưng đến mùa thu và mấy tháng cuối năm, thời tiết lại thích hợp, mọi cây trồng đều sai hoa và đậu quả tốt.
Từ nửa cuối tháng 12 năm 2020, thời tiết có nhiều rét, bước sang năm 2021 cả tiết tiểu hàn gần như chìm trong rét đậm rét hại kéo dài. Đến đêm 19 và sáng sớm ngày 20 tháng 1, trời có nhiều sương mù xuất hiện, ban ngày có nắng ấm, chứng tỏ khí lạnh từ phương Bắc tràn về đã suy yếu và lệch đông, rét đậm rét hại tạm thời chấm dứt.
Hiện thời tiết sẽ ấm dần, “Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân” (thơ Nguyễn Du). Thế nhưng, một số cây như bàng già và xoan già vẫn còn nhiều lá, chưa trút triệt để, chứng tỏ chu kì rét đậm rét hại vừa qua vẫn chưa đủ mạnh.
Vì thế, mặc dù hiện trời đang chuyển sang nắng ấm, nhưng rất nhiều khả năng cũng đang là thời gian mà “ông trời” nạp thêm năng lượng để tiếp tục tạo rét đậm rét hại với chu kỳ mới để trút hết lá bàng và lá xoan cho cây sinh lộc phát hoa, đón mừng xuân mới.
Chu kỳ của rét đậm, rét hại mới, có thể sẽ bắt đầu từ chính tiết lập xuân (3/2/2020), còn chu kỳ dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào cường độ của khối không khí lạnh tràn về.
* Theo Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia, từ khoảng từ ngày 25-26/01, áp cao lạnh lục địa tăng cường yếu nên các tỉnh thuộc Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ khả năng có mưa rào rải rác, nhiệt độ giảm nhẹ. Sau đó, khoảng ngày 28/01, không khí lạnh tiếp tục được tăng cường với cường độ mạnh hơn.
Từ ngày 29/01, Bắc Bộ có khả năng chuyển rét đậm, vùng núi có nơi rét hại trong những ngày cuối tháng 01 và đầu tháng 02/2021.
Ứng phó mưa rét đầu vụ đông xuân 2020 – 2021
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thuỷ văn tỉnh Quảng Trị, vụ đông xuân 2020 - 2021 được dự báo là một vụ đông xuân lạnh. Từ tháng 1 đến tháng 3/2020, mỗi tháng có khoảng 3-5 đợt không khí lạnh mạnh, tình trạng rét đậm, rét hại sẽ xãy ra với tần suất lớn; mưa nhiều với lượng mưa cao hơn 20-30% lượng mưa cùng kỳ nhiều năm, hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Trước tình hình đó, Sở NN-PTNT tỉnh Quảng Trị đang chỉ đạo triển khai các biện pháp sản xuất ứng phó với mưa rét đầu vụ đông xuân 2020 – 2021.
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Quảng Trị cho biết, hiện nông dân trên địa bàn tỉnh đang tập trung gieo sạ lúa đông xuân 2020 -2021. Vì vậy, rét đậm và ngập úng có thể làm ảnh hưởng các ruộng chưa gieo cũng như những trà lúa mới gieo.
Thời tiết mưa rét, nhiệt độ thấp sẽ làm giảm tỷ lệ nãy mầm của hạt giống. Để tăng khả năng nảy mầm, bà con cần thực hiện các biện pháp sau:
Ngâm hạt giống bằng nước ấm (3 sôi, 2 lạnh) hoặc ngâm với nước có hòa loãng phân lân super 5%; cho hạt giống hút no nước trong vòng 48 giờ ( 2 ngày 2 đêm).
Về ủ giống, cần ủ ấm ngay ban đầu bằng cách ủ lên trên bao giống các loại như bao tải, rơm, rạ… Trong điều kiện nhiệt độ thấp, bà con có thể tận dụng nguồn nhiệt bằng cách ủ giống gần bếp.
Nếu hạt giống đã nảy mầm mà gặp điều kiện thời tiết bất lợi (mưa rét, nhiệt độ dưới 18oC) không gieo sạ được, bà con cần trải mỏng hạt giống đã nãy mầm ra giữa sàn nhà để hạn chế giống ra mầm, ra rễ, khi thời tiết ấm mới tiến hành gieo sạ giống ra ruộng.
Sau gieo, bà con nông dân cần điều chỉnh nước phù hợp, tăng cường khơi thông rãnh nước, chuẩn bị các loại phương tiện (máy bơm đủ công suất...) để kịp thời đấu úng khi cần thiết.
Bên cạnh đó, chuẩn bị lượng giống dự phòng để tổ chức gieo lại diện tích bị ngập úng, chết, không có khả năng phục hồi. Khi thời tiết rét, cần đưa nước vào ruộng ngập 2/3 cây lúa để giữ ấm cho cây, không để ruộng khô nước trong những ngày rét đậm, rét hại.
Khi trời ấm, cần giữ mực nước trong ruộng 2-3 cm để kích thích lúa đẻ nhánh; chú ý tăng cường bón phân chuồng hoai mục, phân lân, tro bếp nguội để chống rét cho lúa…