| Hotline: 0983.970.780

Minh bạch vùng trồng, vải thiều Hải Dương được tin dùng

Chủ Nhật 28/05/2023 , 14:45 (GMT+7)

Ngành nông nghiệp Hải Dương chỉ đạo cơ quan chuyên môn quản chặt vật tư đầu vào, giám sát chặt chẽ hoạt động sản xuất tại các vùng trồng được cấp mã số xuất khẩu.

Theo bà Lương Thị Kiểm, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Hải Dương, hiện nay yêu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước không ngừng nâng cao. Nếu muốn quả vải tươi tạo ra thuận lợi cao thì hoạt động sản xuất phải được thực hiện bài bản, quản lý chặt chẽ tất cả các khâu.

Ngành nông nghiệp Hải Dương chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn siết chặt quản lý vật tư đầu vào các vùng sản xuất; thiết lập mạng lưới đại lý bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn thành những cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: MH.

Ngành nông nghiệp Hải Dương chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn siết chặt quản lý vật tư đầu vào các vùng sản xuất; thiết lập mạng lưới đại lý bán vật tư nông nghiệp trên địa bàn thành những cánh tay nối dài của cơ quan quản lý nhà nước. Ảnh: MH.

Vùng sản xuất vải thiều được trồng tập trung tại 2 huyện Thanh Hà và Chí Linh nên công tác quản lý, kiểm soát sẽ thuận lợi hơn. Tuy nhiên, số lượng hộ tham gia sản xuất vải rất đông (mỗi hộ trung bình canh tác khoảng 1.000 - 2.000m2). Để quản lý và thống nhất được các quy trình kỹ thuật, phổ biến yêu cầu của các thị trường đến với từng hộ là một áp lực rất lớn đối với các cơ quan quản lý.

Bà Kiểm cũng cho rằng, mỗi thị trường nhập khẩu có những yêu cầu khác nhau về chất lượng sản phẩm, tuy nhiên tất cả đều có một điểm chung là sản phẩm phải được cấp mã số vùng trồng và cơ sở chế biến phải được cấp mã số cơ sở đóng gói để phục vụ cho việc truy suất nguồn gốc sản phẩm.

Trong những năm qua, việc cấp mã số vùng trồng đã được ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện rất nghiêm túc, bài bản, khoa học. Cụ thể, thị trường nhập khẩu đưa ra những yêu cầu như thế nào thì ngành nông nghiệp sẽ thông tin nhanh chóng đến các vùng trồng để thực hiện đúng. Thường xuyên có cán bộ chuyên môn đồng hành, đôn đốc, kiểm tra, giám sát đảm bảo quả vải có chất lượng tốt nhất đưa tới các bạn hàng. Bên cạnh đó, hỗ trợ, đồng hành cùng các doanh nghiệp để cấp mã số cơ sở đóng gói, tạo mọi điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp đáp ứng được các yêu cầu của nước nhập khẩu.

Với các thị trường truyền thống như Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, thời gian đầu khi mới hợp tác làm việc rất khó khăn vì họ đưa ra những yêu cầu rất cao. Sau nhiều năm hợp tác, đến hiện tại, họ hoàn toàn tin tưởng vào tính minh bạch và chất lượng của sản phẩm vải thiều Hải Dương.

Tuy nhiên, tỉnh luôn xác định, việc cấp mã số vùng trồng, mã số cơ sở đóng gói mới là thành công bước đầu, việc tạo ra được sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng được với yêu cầu của nước nhập khẩu mới là vấn đề khó khăn nhất.

Do đó, tỉnh đã chỉ đạo các địa phương, cơ quan chuyên môn quản lý chặt chẽ vật tư đầu vào của các vùng sản xuất, nhất là giai đoạn trước khi thu hoạch 1 tháng, vì đây là giai đoạn quyết định đến việc sản phẩm có thể xuất khẩu hay không. Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm những hộ sản xuất không trung thực để bảo vệ doanh nghiệp và thương hiệu vải đã được cấp mã số xuất khẩu.   

Ông Nguyễn Khắc Tiến, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Ameii Việt Nam đánh giá, hiện tại, hầu hết các hộ sản xuất đều nhận ra rằng, việc có thể xuất khẩu vải thiều đi thị trường các nước sẽ giúp gia tăng giá trị sản xuất và lợi nhuận. Do đó, các hộ đã chủ động thay đổi phương thức chăm sóc, tuân thủ theo các quy định của nước nhập khẩu và làm theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn, doanh nghiệp.

Để xuất khẩu vải thuận lợi, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp tăng cường khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định do các nước nhập khẩu đưa ra. Ảnh: MH.

Để xuất khẩu vải thuận lợi, cơ quan quản lý nhà nước, doanh nghiệp tăng cường khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định do các nước nhập khẩu đưa ra. Ảnh: MH.

Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước trong việc khuyến cáo người dân tuân thủ các quy định của mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn của các nước nhập khẩu thì doanh nghiệp cũng phải chủ động tham gia chuỗi liên kết với nông dân để cùng bà con xây dựng được vùng nguyên liệu ổn định, chất lượng. Qua quá trình liên kết, doanh nghiệp dễ dàng thống nhất với các hộ sản xuất việc sử dụng vật tư, quy trình kỹ thuật…

“Phía doanh nghiệp hàng ngày đều cắt cử cán bộ tham gia sản xuất cùng người dân, có nhật ký ghi chép lại toàn bộ quá trình chăm sóc, lịch sử chăm sóc. Bên cạnh đó, doanh nghiệp liên tục phải cập nhật các hình ảnh, thông tin trong suốt quá trình phát triển của cây vải gửi cho khách hàng, chứ không đợi tới lúc thu hoạch mới gửi thông tin. Cho nên, việc phun thuốc BVTV ra sao, dùng loại nào khách hàng đều nắm được. Nhờ tính minh bạch đó, sau mỗi chu kỳ xuất khẩu, diện tích, sản lượng đạt tiêu chuẩn ngày càng tăng lên”, ông Tiến chia sẻ kinh nghiệm.

Xem thêm
Hòa Bình có trên 6.000 cơ sở chăn nuôi nằm trong khu vực không được phép

Chăn nuôi là một trong những thế mạnh của tỉnh miền núi Hòa Bình với giá trị sản xuất cả năm 2023 ước đạt 4.130 tỷ đồng.

Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Quả thơm bên dòng Hương Giang

Thừa Thiên - Huế Ở vùng đất cố đô Huế có nhiều nơi trồng được thanh trà nhưng có lẽ ngon và nổi tiếng bậc nhất chỉ có thể ở Thủy Biều, một ngôi làng bên dòng sông Hương.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất