| Hotline: 0983.970.780

Một đàn 'Thiên Nga đen' đang chờ đón ngành nông nghiệp thế giới

Thứ Năm 17/03/2022 , 15:16 (GMT+7)

Nhà kinh tế nông nghiệp Kevin McNew của FBN dùng khái niệm 'Thiên Nga đen' để khuyến cáo về mùa vụ trồng trọt năm 2022, trong bối cảnh thách thức đầu vào tăng cao.

Bước vào vụ mùa 2022, người nông dân nhiều nơi đang phải đối mặt với một loạt những thách thức đầu vào đáng lo ngại. Ảnh: Marketplace

Bước vào vụ mùa 2022, người nông dân nhiều nơi đang phải đối mặt với một loạt những thách thức đầu vào đáng lo ngại. Ảnh: Marketplace

Xét về mặt tài chính, đây là một sự kiện rất khó xảy ra nhưng lại có ảnh hưởng to lớn đến các hoạt động kinh tế. Thuật ngữ “Thiên Nga đen” (Black Swan) đã phổ biến trong giới đầu tư hơn một thập kỷ qua, dùng để chỉ những sự cố hy hữu nhưng để lại hậu quả nặng nề như cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, khủng hoảng nợ công châu Âu năm 2010 hay thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011…

Theo ông Kevin McNew, nhà kinh tế trưởng của Mạng lưới Doanh nghiệp Nông dân (FBN) trong hai năm qua, ngành nông nghiệp thế giới đã chứng kiến ​​và hứng chịu nhiều hơn tỷ lệ của các sự kiện Thiên Nga đen không mong muốn này.

Cụ thể là đại dịch COVID-19 và kéo theo sự gián đoạn, khủng hoảng chuỗi cung ứng toàn cầu; Lạm phát giá cả hàng hóa và tiêu dùng; Hạn hán nghiêm trọng ở Mỹ, Canada và Brazil và gần đây nhất là sự kiện Nga tấn công Ukraine.

Ông Kevin McNew cho biết, những yếu tố này đã ảnh hưởng đến nền kinh tế nông nghiệp và tạo tiền đề cho sự bất ổn lịch sử đối với nông dân.

Phát biểu tại hội nghị Commodity Classic 2022 ở bang New Orleans (Mỹ) hôm 10 tháng 3, ông Kevin McNew đã chỉ ra một loạt các yếu tố đang chực chờ tăng giá ở phía trước. “Tâm điểm hàng đầu trong các cuộc thảo luận của mọi người hiện nay là đều xoay quanh các vấn đề liên quan đến cuộc xung đột Nga- Ukraine. Và đây thực sự là những ‘đứt gãy địa chấn’ mà chúng ta chưa từng thấy trong lịch sử hiện đại. Chúng ta sẽ còn phải bàn luận và cảm nhận về những tác động của sự kiện này trong nhiều năm tới”, ông McNew nói.

Dự báo của giới chuyên gia phân tích đều cho rằng, giá ngũ cốc sẽ phá vỡ mọi kỷ lục trong năm 2022 khi nó vẫn đang ở trên hành trình đạt được mức cao kỷ lục kể từ thời điểm chiến sự bùng phát. Do vậy tình hình sẽ chỉ làm trầm trọng thêm nhiều vấn đề cơ bản trong ngành nông nghiệp mà chúng ta đang phải đối mặt.

Kinh tế gia Kevin McNew khuyến cáo định hướng nông dân: Khi giá cả hàng hóa quá cao, cùng với chi phí cực đoan, sẽ đòi hỏi các hành động quyết đoán. Theo đó, cụ thể là hãy tìm cách cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất và suy nghĩ thận trọng về phương thức thực hiện các khoản đầu tư chiến lược thì mới hy vọng mang lại lợi nhuận.

Kinh tế gia Kevin McNew khuyến cáo định hướng nông dân: Khi giá cả hàng hóa quá cao, cùng với chi phí cực đoan, sẽ đòi hỏi các hành động quyết đoán. Theo đó, cụ thể là hãy tìm cách cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất và suy nghĩ thận trọng về phương thức thực hiện các khoản đầu tư chiến lược thì mới hy vọng mang lại lợi nhuận.

Theo đó một loạt các vấn đề tiêu cực đang xảy ra như giá vật tư đầu vào tăng vọt, bao gồm cả phân bón do chịu ảnh hưởng của giá khí đốt tự nhiên cũng như chi phí hóa chất tiếp tục tăng cao kỷ lục. Do đó đã đẩy chi phí đầu vào tăng trung bình từ 40 đến 80 USD trên mỗi mẫu Anh (0,4ha).

Theo chuyên gia McNew, có tới hơn một nửa trong số 2.970 thành viên nông dân của FBN trả lời trong cuộc thăm dò gần đây cho biết họ sẽ thay đổi kế hoạch quản lý phân bón để phù hợp với giá cả mặt hàng này. “Điều đó cũng có thể hiểu là họ sẽ giảm sử dụng phân bón hoặc chuyển sang tìm kiếm các nguồn thay thế khác”, ông McNew giải thích.

FBN cũng dò hỏi nông dân liệu họ có dám đầu tư chiến lược trong 12 tháng tới hay không. Kết quả chỉ hơn một nửa (53%) cho biết họ sẽ không mua sắm các thiết bị lớn đắt tiền; 34% cho biết sẽ mua các thiết bị nông nghiệp cũ, đã qua sử dụng và chỉ có 13% có dự định mua thiết bị nông nghiệp mới.

Ông McNew cho rằng, điều đó phản ánh nông dân đang cảm thấy những bất trắc ở phía trước nên chưa sẵn sàng đầu tư vào những thời điểm nhạy cảm này.

Vậy trước nguy cơ xảy ra hàng loạt các sự kiện Thiên Nga đen thì nông dân cần phải làm gì? Dựa trên kết quả thăm dò và phân tích, ông McNew đưa ra lời khuyên định hướng như sau: Khi giá cả hàng hóa quá cao, cùng với chi phí cực đoan, sẽ đòi hỏi các hành động quyết đoán. Theo đó, cụ thể là hãy tìm cách cắt giảm chi phí đầu vào, nâng cao hiệu quả sản xuất và suy nghĩ thận trọng về phương thức thực hiện các khoản đầu tư chiến lược thì mới hy vọng mang lại lợi nhuận.

Tại diễn đàn này, năm chuyên gia phân tích của Viện Nghiên cứu Chính sách Thực phẩm Quốc tế (IFPRI) đầu thống nhất quan điểm rằng “sẽ không có phép màu thay thế trong ngày một ngày hai” đối với cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga trong ngành sản xuất lúa mì toàn cầu.

“Ngay cả trong những giả định lạc quan nhất, giá lúa mì toàn cầu sẽ vẫn ở mức cao trong suốt cả năm 2022 và xu hướng này có thể sẽ tiếp tục kéo sang cả năm 2023, với những giới hạn trong việc mở rộng sản xuất”.

IFPRI cho biết: Tóm lại sẽ rất khó để mở rộng nguồn cung lúa mì toàn cầu trong ngắn hạn do giá phân bón cao kỷ lục đang làm suy giảm lợi nhuận của nông dân và kéo của cải ra khỏi các cộng đồng nông thôn chỉ vì lợi ích của một số tập đoàn kiểm soát thị trường.

Các tổ chức như Farm Action ở Mỹ cũng đang đề xuất chính phủ liên bang cần thực thi luật chống độc quyền đối với một số các nhà sản xuất phân bón.

(SF; Agriculture.com)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Hàng nghìn người Trung Quốc mua phải vàng giả trên mạng

Giá vàng tăng vọt trong thời gian qua đã gây ra một cơn sốt vàng thỏi, cùng với đó là số vụ lừa đảo bán vàng giả ở Trung Quốc.