| Hotline: 0983.970.780

Mưa bão ‘cướp’ hàng tỷ đồng của Trạm thực nghiệm giống Yên Thành

Thứ Sáu 30/09/2022 , 20:17 (GMT+7)

Huyện Yên Thành chìm trong mưa bão, một trạm thực nghiệm giống cây trồng vật nuôi mất trắng hàng tỷ đồng, nhiều hộ sản xuất nông nghiệp điêu đứng.

Người dân tại xã Đô Thành đang gặp nhiều khốn khó do mưa bão. Ảnh: Việt Khánh.

Người dân tại xã Đô Thành đang gặp nhiều khốn khó do mưa bão. Ảnh: Việt Khánh.

Ông Ngô Xuân Thân, Phó Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng Nghệ An, trực tiếp quản lý Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành thông tin: “Trạm có tổng diện tích 100 ha, bao gồm 40 ha sản xuất nông nghiệp. Trạm có chức năng nghiên cứu, khảo nghiệm, chọn tạo, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng... chính thức đi vào hoạt động từ năm 2009, từ đó đến nay chưa lúc nào bị ảnh hưởng nặng nề đến thế từ thiên tai. 2 ngày qua mưa với lưu lượng lớn, kết hợp với nước lũ từ thượng nguồn dồn về đã phủ kín toàn bộ khu vực của đơn vị quản lý. Nước dâng quá cao nhưng rút quá chậm, do đó công tác khắc phục hết sức khó khăn”.

Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành mất trắng hàng tỷ đồng. Ảnh: VK.

Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành mất trắng hàng tỷ đồng. Ảnh: VK.

Tại xóm Đông Thị (xã Đô Thành, Yên Thành) có 60 hộ gia đình, trong đó 36 hộ là thành viên của Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành. Mặc dù cơ quan, chính quyền địa phương đã lường trước diễn biến, qua đó gấp rút di chuyển đồ đạc, tài sản đến nơi an toàn để hạn chế mất mát.

Nhiều ha cây ăn quả dự kiến mất trắng. Ảnh: Việt Khánh.

Nhiều ha cây ăn quả dự kiến mất trắng. Ảnh: Việt Khánh.

Dù vậy do thiên tai chuyển biến quá nhanh, đường đi hết sức khó lường khiến tất thảy bị “đánh úp” đồng loạt. Qua nắm bắt tình hình, từ ngày 28/9 đến nay mực nước dâng cao ngút, có nơi lên đến 2m làm ngập nặng nhà của 15 gia đình hộ công nhân, đường vào trạm cũng bị chia cắt hoàn toàn, kho chứa giống khó giữ, các mô hình đang triển khai tại trạm đang chìm trong nước (vườn sưu tập và bảo tồn các giống ăn quả quý hiếm quy mô 0,5 ha; mô hình khảo nghiệm các giống cây ăn quả đầu dòng (0,5 ha), mô hình chăm sóc đánh giá và bảo tồn cây Sacha in chi (1.000 m2); mô hình trồng khảo nghiệm, lưu giữ và bảo tồn cây dược liệu (1.000 m2)...

Thiệt hại của Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành lên đến hàng tỷ đồng.

Toàn bộ Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành chìm nghỉm trong dòng nước đục. Ảnh: Việt Khánh.

Toàn bộ Trạm thực nghiệm và sản xuất giống cây trồng vật nuôi Yên Thành chìm nghỉm trong dòng nước đục. Ảnh: Việt Khánh.

Qua ghi nhận của Nông nghiệp Việt Nam, mưa lũ đợt này càn quét toàn diện huyện Yên Thành, mức độ ngoài sức tưởng tượng. Doanh nghiệp thiệt đường doanh nghiệp, dân mất đằng dân, xã Đô Thành thuộc diện bị nặng nhất, Bí thư Đảng ủy Nguyễn Hồng Lương cho hay: “Nước lên cao làm ngập nhiều nhà dân, chủ yếu tập trung ở 2 xóm Đông Thị và Dạ Sơn. Hàng loạt diện tích nuôi trồng mất trắng, điển hình là trang trại nuôi cá nước ngọt quy mô 12 ha của anh Luyện Xuân Huệ, dự kiến mất 300 – 400 triệu đồng. Những năm trước, lũ có về nhưng chỉ cần be bờ, đắp đập là ổn, năm nay nước dâng cao hơn 1m, rất khó lường”.

Diễn biến mưa lũ tại Đô Thành đang rất cam go. Ảnh: VK.

Diễn biến mưa lũ tại Đô Thành đang rất cam go. Ảnh: VK.

Chưa hết hoàn hồn, anh Nguyễn Đức Trung, xóm Đông Thủy, xã Đô Thành chia sẻ thêm: Hằng năm nước lũ tràn về chỉ mấp mé ngoài bờ ao, nào ngờ năm nay dâng cao đột biến, có lẽ một phần là do mưa nhiều ngày liên tục, kết hợp trên Tân Thành xã lũ xuống kịch liệt. Nhà có ao nuôi cá chừng 2 sào đành chịu mất trắng, may mắn kịp đưa cha mẹ già đi sơ tán kịp thời, thôi thì còn người là còn của”.

Toàn huyện Yên Thanh có khoảng 200 hồ đập lớn nhỏ, hiện phần đa đã đầy nước. Những công trình này cơ bản xây dựng đã lâu, khó có thể “đứng vững” trước thiên tai cực đoan. Lúc này đây, các hồ đập quy mô như Vệ Vừng, Quán Hài, Đồn Húng đang ở mức báo động khẩn cấp; Mả Tổ, Nhà Trò báo động cấp 1.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Hợp tác xã chi tiền mua bảo hiểm cho lực lượng thủy nông viên

Dự báo nắng nóng gay gắt còn kéo dài, trong khi nước tích trữ trong các hồ chứa ngày càng suy giảm, Bình Định đang áp dụng nhiều giải pháp để tiết kiệm nước tưới…