| Hotline: 0983.970.780

Mương ô nhiễm, ruộng bỏ hoang

Thứ Sáu 17/04/2015 , 06:20 (GMT+7)

Một người dân ở đây than vãn: “Ruồi nhiều quá, mỗi lần dọn cơm ra chưa kịp gắp thức ăn thì ruồi bu đen kín".

Tuyến mương thoát nước ở các xã An Ninh Đông, An Thạch (huyện Tuy An, Phú Yên) đang bị bồi lấp nặng và bị bức tử do tình trạng xả rác bừa bãi. Điều này không chỉ gây ô nhiễm môi trường mà còn khiến ruộng đồng cũng bị bỏ hoang.

Mương ngập rác

Tuyến mương thoát dài 1,5km, điểm đầu từ đầm Đồng Quao, điểm cuối là đê ngăn mặn Ngự Hoàng của xã An Ninh Đông, hiện bị ô nhiễm nặng do tình trạng xả rác bừa bãi của một số hộ sinh sống quanh vùng.

Chỉ tính riêng một đoạn mương thoát chạy dọc theo con đường, đoạn trước UBND xã An Ninh Đông, dòng nước bốc mùi chuyển màu với đủ loại rác thải, từ chai nhựa, hộp mút xốp đến rác sinh hoạt hàng ngày.

Hàng trăm nhà dân sống gần khu vực này vô tư quăng rác tạo thành những đống rác to lấn dần lòng mương.

Tiếp đó, đoạn mương từ cống bắc qua đường nằm cạnh ngã ba Đồng Tiệm đến đê ngăn mặn Ngự Hoàng từ lâu cũng đã ô nhiễm nặng nề. Mỗi khi trời mưa, dòng nước đen ngòm lùa rác từ lòng mương tràn lên mặt đường rồi tấp xuống ruộng lúa, khiến mùi hôi thối bao trùm cả khu vực.

Ông Nguyễn Vân, một người dân sống cạnh con mương cho biết: “Gần 5 năm qua, mương này chứa rác thải mà có thấy chính quyền địa phương, ngành chức năng đả động gì đến việc nạo vét hoặc dựng biển báo cấm đổ rác, tuyên truyền người dân giữ vệ sinh môi trường gì đâu?”.

Bà Trần Thị Thuý, một người dân ở đây than vãn: “Ruồi nhiều quá, mỗi lần dọn cơm ra chưa kịp gắp thức ăn thì ruồi bu đen kín. Tôi nghĩ, tình trạng rác tràn ngập lòng mương như thế này thì chính quyền địa phương nên tổ chức họp dân tuyên truyền nâng cao nhận thức, nhất là các hộ sống dọc theo bờ mương".

Ruộng bỏ hoang

Cũng do mương thoát nước từ đầm Đồng Quao đến đê ngăn mặn Ngự Hoàng bị bồi lấp rác nên đã hơn 5 năm qua, gần 40 ha ruộng ở các cánh đồng Cửu Năm, Cây Hai, Gò Vuông, Ngũ Chủ và Đồng Tiệm của xã An Ninh Đông bị ngập úng nặng.

Tại cánh đồng Cửu Năm nhiều thửa ruộng bị bỏ hoang, trước đó bước vào vụ sạ, người dân ở đây sạ đi sạ lại 2 đến 3 lần, tuy nhiên do mương không thoát nước nên cánh đồng úng ngập, lúa ngã rạp chết.

Bà Nguyễn Thị Rạng có 2 sào ruộng, sạ lúa chết đành bỏ hoang cho hay: “Cánh đồng này nằm dọc mương thoát nên khi sạ, nước từ các cánh đồng phía xã An Ninh Tây đổ về.

Trong khi đó, mương không thoát nên ruộng ngập úng, lúa non ngã rạp. Nhiều thửa ruộng bị ngập úng hư hại hơn nửa diện tích phải sạ đi sại lại, sau đó do không có giống gieo sạ lại nữa đành bỏ hoang"... 

Ông Võ Ngọc Hiệu, Chủ nhiệm HTX Đông An Ninh Đông cho biết: “Thời gian tới nếu mương không được nạo vét thì ruộng ở đây tiếp tục bỏ hoang vì ngập úng nông dân không thể gieo sạ được.

Tuyến mương này từ năm 2000 địa phương giao lại cho Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam quản lý, nhưng từ đó đến nay chưa một lần cải tạo. Trong những lần tiếp xúc cử tri với đại biểu HDND tỉnh, chúng tôi phản ánh nhưng chưa được giải quyết”.

Cùng với đó, kênh mương 202 do Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam quản lý tưới tiêu cho 240ha lúa ở xã An Thạch cũng bị bồi lấp, gây khó khăn trong việc dẫn nước cũng như thoát nước.

Ông Phan Văn Tuấn, một nông dân ở xã An Thạch giãi bày: “Kênh mương này bị bồi lấp nặng nề. Tuyến kênh mương dài, ruộng nhà tôi ở cuối kênh nên phải chờ ruộng ở lô trên có nước mới dẫn nước đến ruộng nhà mình, nhưng nước mương chảy chậm có lúc ruộng khô trắng".

Ông Thiều Quốc Hương, Giám đốc HTX Nông nghiệp An Thạch, cho biết toàn bộ cánh đồng xã An Thạch rộng gần 240ha do kênh mương 202 dài hơn 2,1km tưới và tiêu nước, nông dân các xã An Hải, An Ninh Đông, An Dân về đây xâm canh.

Kênh mương bị bồi lấp, khi ruộng cần nước thì thiếu nước, còn bước vào vụ sạ thì cánh đồng ngập úng nặng nên khắp các cánh đồng người dân dùng gàu sòng tát nước, có người đặt máy bơm nước...

"Chúng tôi kiến nghị Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam nạo vét nhiều lần nhưng đến nay công ty chưa triển khai", ông Hương tỏ ra bức xúc.

Trao đổi với chúng tôi xung quanh vấn đề này, ông Trần Tiến Anh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thủy nông Đồng Cam cho biết, kênh mương 202 do công ty quản lý, hiện công ty thiếu kinh phí nên đã gửi tờ trình xin kinh phí từ UBND tỉnh. Còn mương rút xã An Ninh Đông không thuộc diện quản lý của công ty.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm