| Hotline: 0983.970.780

Mỹ bác gần như tất cả các yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Thứ Ba 14/07/2020 , 09:46 (GMT+7)

Chính quyền Trump bác bỏ gần như hoàn toàn tất cả các yêu sách hàng hải quan trọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz diễn tập trên Biển Đông ngày 6/7/2020. Ảnh: US Navy.

Nhóm tác chiến tàu sân bay USS Ronald Reagan và USS Nimitz diễn tập trên Biển Đông ngày 6/7/2020. Ảnh: US Navy.

Động thái này như một nỗ lực nhằm kiềm chế sự quyết đoán ngày càng tăng của Trung Quốc trong khu vực với cam kết công nhận luật pháp quốc tế.

Trong một tuyên bố được đưa ra hôm 13/7, Ngoại trưởng Mike Pompeo nói Hoa Kỳ hiện coi hầu như tất cả các yêu sách hàng hải của Trung Quốc bên ngoài vùng biển được quốc tế công nhận là bất hợp pháp.

Thông báo được đưa ra một ngày sau lễ kỷ niệm lần thứ tư về quyết định ràng buộc của một hội đồng trọng tài ủng hộ Philippines, theo đó bác bỏ các yêu sách hàng hải của Trung Quốc xung quanh quần đảo Trường Sa, các rạn san hô và bãi cạn lân cận.

Theo tuyên bố, Mỹ bác bỏ mọi yêu sách hàng hải của Trung Quốc đối với các vùng biển quanh bãi Tư Chính của Việt Nam, bãi cạn Luconia của Malaysia, vùng biển trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Brunei và quần đảo Natuna của Indonesia.

"Bất cứ hành động quấy rối nào của Trung Quốc với hoạt động đánh bắt cá hay phát triển dầu khí ở những vùng biển này, hay đơn phương tiến hành các hoạt động đó, đều bất hợp pháp".

Trước đây, chính sách của Hoa Kỳ từng khẳng định các tranh chấp hàng hải giữa Trung Quốc và các nước láng giềng nhỏ hơn được giải quyết một cách hòa bình thông qua trọng tài do Liên hợp quốc hậu thuẫn.

“Thế giới sẽ không cho phép Bắc Kinh coi Biển Đông là đế chế hàng hải của mình”, ông Pompeo nói. “Mỹ đứng cùng các đồng minh và đối tác Đông Nam Á trong việc bảo vệ quyền chủ quyền đối với các nguồn lực ngoài khơi, phù hợp với các quyền và nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế”.

Mặc dù vậy, tác động thực tế không rõ ràng ngay lập tức. Hoa Kỳ không phải là một bên trong hiệp ước Luật biển của Liên hợp quốc đặt ra một cơ chế giải quyết tranh chấp. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ lưu ý rằng Trung Quốc và các nước láng giềng, bao gồm cả Philippines, là các bên tham gia hiệp ước và nên tôn trọng quyết định này.

Hoa Kỳ không có yêu sách đối với vùng biển nhưng đã triển khai tàu chiến và máy bay trong nhiều thập kỷ để tuần tra và thúc đẩy tự do hàng hải cũng như hàng không.

Trung Quốc hồi đầu tháng 7 tiến hành cuộc tập trận trái phép tại quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Việt Nam đã trao công hàm phản đối cuộc tập trận phi pháp của Trung Quốc, yêu cầu nước này không lặp lại những hành vi tương tự trong tương lai.

(Theo AP)

    Tags:
Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Tướng Israel tiết lộ chi phí đánh chặn 'mưa tên lửa' của Iran

Tướng Israel Reem Aminoach cho rằng Israel hôm 13/4 đã phòng thủ thành công, song chi phí cho việc phòng thủ lớn gấp 10 lần những gì Iran đã bỏ ra.

Bùng nổ thị trường thú cưng và chăm sóc thú cưng

Lần đầu tiên Triển lãm Quốc tế chuyên ngành công nghệ, sản phẩm, dịch vụ chăm sóc thú cưng được tổ chức tại TP.HCM với sự tham gia của 12 quốc gia, vùng lãnh thổ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm