| Hotline: 0983.970.780

Nam Định: Chăn nuôi lao đao vì đại dịch Covid-19

Thứ Tư 15/04/2020 , 11:11 (GMT+7)

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều chủ trang trại chăn nuôi ở Nam Định mất ăn, mất ngủ; lao đao vì đại dịch.

So với cùng kì năm 2019, năm nay giá gà lông trắng sụt giảm gần 20 giá. Ảnh: Mai Chiến.

So với cùng kì năm 2019, năm nay giá gà lông trắng sụt giảm gần 20 giá. Ảnh: Mai Chiến.

Chao đảo

Trang trại của gia đình anh Nguyễn Văn Luật (xã Hải Đông, huyện Hải Hậu) đang chăn nuôi 4 vạn gà lông trắng. Với quy mô 6 chuồng, anh đang chăn nuôi theo hình thức gối vụ; mỗi chuồng nuôi cách nhau 1 tuần để đảm bảo nguồn cung ra thị trường. Hiện, một chuồng nuôi khoảng 7.000 con đã đến ngày xuất chuồng.

Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, nhiều nhà hàng, quán ăn phải đóng cửa. Các công ty may mặc, giầy da… tạm dừng hoạt động, 100% trường học “cửa đóng then cài” nên lượng tiêu thụ chậm, khiến giá gà giảm theo, dao động khoảng 24.000đ/kg.

Theo anh Luật, thời điểm khi nước ta xuất hiện những ca nhiễm Covid-19 đầu tiên thì giá gà đang ở mức thấp, khoảng 12.000 - 15.000đ/kg. Đến cuối tháng 2 đầu tháng 3 dương lịch, tình hình dịch bệnh cơ bản được khống chế, thị trường dần ổn định, giá gà lông trắng có sự điều chỉnh, tăng trở lại. Thời điểm đó, dao động 27.000 - 28.000đ/kg.

Song, hơn 1 tháng nay, dịch Covid-19 có diễn biến phức tạp hơn kéo theo nhiều hệ lụy. Gia đình anh mất ăn, mất ngủ, tìm mọi cách tiêu thụ gà với giá bán cao nhất để tránh thiệt hại kinh tế. Anh Luật bảo, so với cùng kì năm 2019, năm nay giá gà giảm mạnh, sụt giảm gần 20 giá.

Theo tính toán của anh Luật, với giá bán bèo bọt như hiện nay thì mỗi 1 con gà (3kg/con) khi bán ra thị trường, anh lỗ vốn khoảng 10.000đ. Hiện 4 vạn con gà, mỗi ngày trang trại tiêu tốn khoảng 6 tạ cám, tương đương với 6 triệu đồng/ngày.

“Trong tình hình hiện nay, khi con đã gà đủ ngày, đủ tháng, đủ cân nặng thì phải xuất chuồng luôn may ra còn hòa vốn, chứ kéo dài thêm ngày nào thì gia đình khốn khổ ngày đó, lứa gà chẳng khác nào nuôi báo cô. Trong khi đó, giá thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y… không thấy giảm mà cứ tăng đều”, anh Luật giãi bày.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá trứng gà công nghiệp lên xuống thất thường. Ảnh: Mai Chiến.

Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá trứng gà công nghiệp lên xuống thất thường. Ảnh: Mai Chiến.

Còn anh Phạm Đức (xã Trực Hưng, huyện Trực Ninh) bộc bạch, dịch Covid-19 khiến thị trường gà công nghiệp biến động nhiều. Giá gà giảm liên tục. Nếu so với cùng kì năm ngoái, giá gà khoảng 40.000đ/kg, thì năm nay chỉ còn 25.000 - 27.000đ/kg, có vùng còn thấp hơn.

“Trước đây, khi chưa có dịch Covid-19 thì gia đình bán đàn gà trong vòng 1 ngày là hết. Song, thời điểm này, dịch bệnh hoành hành mọi nơi, thời gian bán gà bị chậm lại và kéo dài ra.

Vừa rồi, gia đình bán lứa gà 4.000 con gần 1 tuần mới hết. Thời gian nuôi càng kéo dài thì tiền cám ngày một lại cõng lên, gây thiệt hại kinh tế cho gia đình”, anh Đức than thở.

Theo tìm hiểu của chúng tôi, thị trường trứng gà gia cầm cũng đang biến động từng ngày. Anh Nguyễn Văn Phúc (xã Trực Hùng, Trực Ninh) đang nuôi 12.000 con gà Ai Cập siêu trứng cho hay, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, giá trứng lên xuống thất thường. Thời điểm này, giá trứng đang dao động 2.300 - 2.500đ/quả.

Thất thu

Không chỉ thị trường gia cầm bị ảnh hưởng mà thị trường gia súc cũng bị tác động nhiều. Đã có những hộ rơi vào cảnh thất thu, nợ nần kéo dài.

Giá thỏ thương phẩm giảm mạnh, khiến người chăn nuôi không kịp trở tay. Ảnh: Mai Chiến.

Giá thỏ thương phẩm giảm mạnh, khiến người chăn nuôi không kịp trở tay. Ảnh: Mai Chiến.

Là chủ trang trại thỏ New zealand với quy mô lớn ở xã Hải Đông (huyện Hải Hậu) anh Trần Văn Toản bảo, trước đây gia đình anh bán ra thị trường hơn 2 tấn thỏ thương phẩm/tháng.

Nhưng thời gian gần đây, dịch Covid-19 kéo dài làm giá thỏ liên tục giảm, giảm mạnh khiến người nuôi thỏ không kịp trở tay. Không những giá giảm chỉ còn 50.000đ/kg, “đầu ra” cũng đang bị bế tắc. Lác đác vài người mua. Nói nôm na, anh Toản đang cần “giải cứu”.

“Hiện lượng tiêu thụ không đáng kể, lác đác vài người mua với số lượng ít ỏi. Số này không đáng là bao với số lượng hàng nghìn con đang trong nằm trong chuồng”, anh Toản nói.

Anh Toản cho biết thêm, hàng nghìn con thỏ đã đủ trọng lượng để bán ra ngoài thị trường nhưng vẫn phải nằm im lìm trong chuồng.

“Nếu tình hình dịch Covid-19 cứ kéo dài thì đàn thỏ gần 5.000 con của gia đình chẳng biết bán cho ai, bởi nhà hàng, quán ăn đâu được mở cửa; đám cưới, đám hỏi đâu được tổ chức. Trong khi đó, tiền cám vẫn đang phải chịu chủ đại lý”, anh Toản rầu rĩ.

Gia đình anh Đoàn Văn Chung (huyện Xuân Trường) cũng đang “buốt đầu” với lứa thỏ đã đến tuổi xuất chuồng. Anh bảo, dù đã tìm mọi cách để tiêu thụ thỏ thịt nhưng đều vô vọng.

Theo tính toán của anh Chung, chi phí sản xuất 1 kg thỏ hơi dao động từ 65.000 - 70.000đ, nếu bán với giá hơn 50.000đ như hiện nay thì anh không có lãi. Chắc chắn thất thu nặng.

“Tháng nào, gia đình cũng tiêu tốn hàng chục triệu đồng tiền thức ăn chăn nuôi cho đàn thỏ 3.000 con. Giờ, chúng đến tuổi xuất bán nhưng chẳng có ai mua. Một số đầu mối quen, họ cũng đang tạm dừng thu mua vì các dịch vụ đám hỏi, cưới xin… đều phải tạm hoãn”, anh Chung buồn bã nói.

Để giảm thiểu thua lỗ, phần lớn số thỏ nái trong các trại của anh Chung tạm thời cho nghỉ đẻ và nuôi dưỡng đợi tình hình khả quan hơn thì anh mới tiếp tục tái đàn…

Xem thêm
Số hóa quản lý chó, mèo để phòng, chống bệnh dại

Để công tác phòng, chống bệnh dại có hiệu quả, chó, mèo nuôi ở các địa phương cần được quản lý chặt chẽ, nhất là thông qua việc áp dụng số hóa.

Cao điểm phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ hại lúa xuân vào dịp nghỉ lễ 30/4

Theo Trung tâm BVTV phía Bắc, thời điểm phòng trừ tập trung sâu cuốn lá nhỏ từ 25/4 - 5/5. Sau khi phun lần 1, nếu mật độ còn cao tổ chức phun trừ lần 2.

Cần chế biến sâu cho 'tứ đại danh dược'

HÀ TĨNH Nhung hươu là một trong 'tứ đại danh dược' (sâm, nhung, quế, phụ), tuy nhiên giá trị gia tăng từ chế biến sâu sản phẩm nhung hươu hiện đang bị bỏ ngỏ.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm