| Hotline: 0983.970.780

Nặng gánh trách nhiệm gia đình vì chị gái đồng tính

Thứ Tư 15/10/2014 , 15:20 (GMT+7)

Chị cháu thì đã vô phương, bà ngoại nói vậy đó. Bà nói coi như chị sẽ không lấy chồng, không sinh con, mọi thứ trách nhiệm giờ đổ lên đầu cháu.

Cô kính mến!

Cháu mới học lớp 10, có một việc không thể hỏi ba mẹ hay cô giáo chủ nhiệm nên cháu tìm tới cô.

Cô ơi, hoàn cảnh cháu rất đáng thương. Mẹ cháu hồi nhỏ có bị viêm màng não. Bà ngoại nói mẹ cháu lơ thơ lẩn thẩn như bây giờ là do di chứng của căn bệnh đó.

Ba cháu có bằng trung cấp nuôi trồng thủy sản, suốt ngày ba đi coi vuông tôm cho người ta. Ba cháu cực lắm cô ơi, ba làm quần quật cả những ngày nghỉ mới đủ nuôi vợ con.

Nhà cũng đủ ăn nhưng mà nhà cháu không giống ai cả. Mẹ không biết làm bếp, cũng không ngăn nắp, có bữa ba còn phải đi chợ nấu cơm.

Cháu có chị gái, đang học cao đẳng. Để rồi cháu sẽ nói về chị. Bởi vì chị của cháu không bình thường nên ba càng bất hạnh hơn. Bà ngoại rất thương ba cháu, nhưng bà ngoại không ở cùng, bà nói ba là người đàn ông bất hạnh nhất thế gian.

Mẹ cháu bị di chứng não, chẳng nói làm chi. Nhưng chị của cháu thì lớn lên bình thường, hồi cấp II chị còn làm lớp phó học tập. Chị giỏi văn sử địa, chị là tấm gương cho cháu hồi cháu học tiểu học.

Rồi chị thay đổi không biết từ lúc nào. Ba nói từ hồi chị vô lớp 10 mà không chịu đi lớp chuyên, lại đòi đổi xuống lớp thường, rất nhiều người con nhà khá giả quậy quạng. Nhưng chuyện đó cũng không đáng lo.

Là em gái cách nhau có 5 tuổi, cháu thấy chị là lạ từ khi chị cắt tóc cao, mặc quần jean, nói chuyện hay thọc hai tay vô túi quần, thích chở bạn gái đi học thêm. Cháu nói với mẹ, mẹ gạt đi, nói con nít biết gì.

Cháu nói với ba nhưng mà ba bận rộn lắm, ba không có thời giờ để ý đến các con.

Tới năm chị lên lớp 11 thì chị giống một đứa con trai thực sự nếu nhìn từ phía sau. Mẹ bắt cháu để ý chuyện kinh nguyệt của chị, nhưng sao mẹ không làm mà toàn lệnh cho cháu lo.

Cháu làm sao biết được nếu chị muốn che giấu. Ba với mẹ bắt đầu cãi nhau thường xuyên về chị.

Năm lớp 12 chị đi lu bù, nói luyện thi, ngày đêm. Toàn đi với bạn nữ, ngồi quán, lên mạng chát, ghen tuông đủ thứ. Lúc này mẹ chỉ biết khóc, còn ba thì bất lực, suy sụp. Ba cháu đã bị tiểu đường, phải uống thuốc mỗi ngày rồi cô.

Chị cháu thì đã vô phương, bà ngoại nói vậy đó. Bà nói coi như chị sẽ không lấy chồng, không sinh con, mọi thứ trách nhiệm giờ đổ lên đầu cháu.

Nhiều lúc cháu cứ săm soi cơ thể mình, cháu sợ giống chị. Việc đó có coi là bệnh không cô, nó có lây không cô? Vì sao mà ngực với mông đang bình thường mà lép dần được cô?

Cháu thương ba mẹ mà cũng rất thương chị cháu nữa. Cháu làm sao đây cô? Ba cháu có Báo NNVN thường xuyên, cháu thích chuyên mục của cô, nhưng thôi, cháu không sợ bị ba la rầy khi lên thư như thế này đâu.

Cháu cần cô trả lời, để cho mẹ đọc, chị cháu đọc, ba có đọc nữa cũng không sao. Cô giúp cháu nghen cô.

Cô đừng in e-mail của cháu là được.

---------------------

Cháu thân mến!

Ở một siêu thị của Sài Gòn ngày cuối tuần, có một hàng bảo vệ tăng cường ở chỗ cầu thang cuốn. Cô lấy làm lạ, hỏi, được cho biết là họ đang canh chừng những người đồng tính đang vào ăn uống thức ăn nhanh.

Những người đồng tính ấy rất đông, đi như đi hội, nhưng họ hay đánh chửi nhau loạn xị, do ghen tuông, hơn thua nhau.

Nói vậy để cháu có thông tin, rằng những người như chị cháu giờ rất nhiều. Vì sao ư? Cô suy nghĩ mãi và thấy, không hẳn do cơ địa con người hoàn toàn mà do xu hướng, phong trào, một cách nổi loạn.

Gia đình biết nhưng gia đình bất lực, xã hội thấy nhưng xã hội không có nghề tư vấn tâm lý trong học đường.

Chị của cháu từng rất bình thường, như bao người. Nhưng chắc chắn là do sơ sểnh của phụ huynh mà chị cháu đánh bạn với những em học sinh nổi loạn, học đòi, ăn chơi.

Gì chứ học những thói hư ấy thì nhanh lắm, nó nhiễm nhau như vi rút. Rồi thì có chút nam tính trong tính cách, ra vẻ nam nhi và các cô gái “bị săn” thường khá đẹp, họ yêu cái đẹp của gái đẹp.

Hoạt động của cơ thể ở người đồng tính có dấu hiệu nam như chị cháu sẽ biến đổi. Mông và ngực sẽ nhỏ dần, cơ và bắp gân guốc dần, không tránh được. Có những cặp đôi hòa hợp tinh thần, họ yêu nhau như trai gái nên chuyện tình dục không vấn đề trở ngại gì lắm.

Nhưng đa số đều tan rã, họ chỉ dính với nhau ban đầu vì sắc, vì tiền của nhau và chán, khi người bị động muốn lấy chồng, hoặc người chủ động như chị cháu thích một nhan sắc khác.

Thôi thì cái phận của chị hẩm hiu do mẹ cháu không chăm sóc đủ, do ba quá vì sinh kế. Cháu hãy như ngoại mong muốn, tức là thấy mà tránh xa chị, việc ấy nó khiến người ta muốn bắt chước, muốn thử chứ không lây lan như là có vi rút đâu.

Cháu phải vững về tâm tính, đạo đức, học hành, để vượt qua giai đoạn vị thành niên này. Dù sao chị cháu cũng đang học cao đẳng, sẽ có bằng và có việc, không quá bi đát, trôi nổi.

Còn việc ba bệnh không phải do suy sụp, đừng cái gì cũng đổ lên đầu chị làm chị càng muốn rời xa gia đình. Bệnh tiểu đường và tim mạch ở VN phát sinh nhanh, do ô nhiễm, do cơ thể ít sức đề kháng và cái chính là ăn và uống thiếu kiểm soát, thế thôi.

Mong cháu gái bình tâm, thoải mái lên đi để còn vui sống và học tập.

Xem thêm
Phụ nữ Hàn Quốc 'giả bệnh' trước kì nghỉ lễ Trung thu

Áp lực khi phải chuẩn bị cỗ bàn, chiều lòng các thành viên trong gia đình chồng, nhiều phụ nữ Hàn Quốc giả bệnh trước kì nghỉ lễ Trung thu.

Cưới người đã ba đời chồng

Nhung đã trải qua ba đám cưới. Cũng còn may cuối cùng cô đã có chốn dừng chân. Và có được đấng phu quân mới lấy vợ lần đầu.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm