| Hotline: 0983.970.780

Năng suất lúa An Giang dẫn đầu vùng ĐBSCL

Thứ Tư 29/11/2023 , 09:11 (GMT+7)

Sở NN-PTNT An Giang vừa tổ chức hội nghị sơ kết kế hoạch sản xuất, liên kết tiêu thụ năm 2023 và triển khai kế hoạch trồng trọt năm 2024.

Bình quân hàng năm An Giang sản xuất hơn 630 nghìn ha lúa, cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Bình quân hàng năm An Giang sản xuất hơn 630 nghìn ha lúa, cung cấp cho nhu cầu trong và ngoài nước. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

40 doanh nghiệp thu mua lúa gạo

Theo Sở NN-PTNT An Giang, năm 2023, toàn tỉnh đã thực hiện xuống giống được hơn 616 nghìn ha lúa, nếp tăng hơn 8,8 nghìn ha so cùng kỳ, sản lượng cả năm ước đạt gần 4,1 triệu tấn, tăng hơn 152.000 tấn so với cùng kỳ. Cây ăn trái diện tích gieo trồng gần 20 nghìn ha, ước tính tổng sản lượng thu hoạch ăn trái 234.000 tấn, tăng 16.000 tấn so cùng kỳ.

Diện tích gieo trồng rau màu gần 49,6 nghìn ha, tăng hơn 1.080 ha so cùng kỳ, năng suất các loại hoa màu tương đối ổn định. Đồng thời, thông qua các doanh nghiệp và các HTX, chợ đầu mối, siêu thị, thương lái trong và ngoài tỉnh đã liên kết sản xuất và tiêu thụ với diện tích lúa, nếp là 99 nghìn ha, diện tích rau màu là 31 nghìn ha, diện tích các loại cây ăn trái là  gần 18 nghìn ha.

Ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang cho biết: An Giang là một trong những tỉnh ở ĐBSCL đứng thứ 2 về diện tích sản xuất lúa gạo chỉ sau Kiên Giang nhưng năng suất lúa An Giang  luôn dẫn đầu ở khu vực ĐBSCL. Bình quân hàng năm An Giang sản xuất hơn 630 nghìn ha lúa là trong những nguồn cung cấp lúa gạo rất lớn cho nhu cầu trong và ngoài nước. Trong cơ cấu giống có tỷ lệ lúa chất lượng cao và lúa thơm cũng tăng dần qua từng năm đến nay đã chiếm hơn 75% diện tích sản xuất.

Đến nay toàn tỉnh An Giang đã có hơn 40 doanh nghiệp thu mua lúa gạo và 20 doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX và nông dân theo chuỗi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Đến nay toàn tỉnh An Giang đã có hơn 40 doanh nghiệp thu mua lúa gạo và 20 doanh nghiệp thực hiện liên kết với HTX và nông dân theo chuỗi. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Để thúc đẩy chuỗi liên kết tiêu thụ, thời gian qua An Giang đã tích cực mời gọi và thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp và HTX. Đến nay toàn tỉnh đã có hơn 40 doanh nghiệp thu mua lúa gạo và 20 doanh nghiệp có thực hiện liên kết với HTX và nông dân theo chuỗi như: Công ty Cổ phần Tập đoàn Lộc Trời, Công ty Trung An, Công ty Angimex-kitoku, Công ty Tấn Vương…

Liên kết với doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để An Giang có thể chuẩn bị tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao của Bộ NN-PTNT xây dựng vừa được Chính phủ phê duyệt. Theo đó, An Giang đã đăng ký tham gia Đề án với lộ trình 100.000ha đến năm 2025 và 150.000 ha đến năm 2030.

Với sản lượng lớn gạo, trong tháng 10 này An Giang ước xuất khẩu đạt 50,6 nghìn tấn, tương đương 30,4 triệu USD, ước kim ngạch xuất khẩu gạo 10 tháng đầu năm đạt 490,7 nghìn tấn, tương đương 278,9 triệu USD so với cùng kỳ tăng 10,88% về sản lượng và tăng 14,63% về kim ngạch. Thị trường chiếm tỷ trọng cao nhất là thị trường châu Á (Trung Quốc, Malaysia, Singapore,…), châu Phi (Ghana,…), châu Âu (Pháp, Đức, Bồ Đào Nha,…), châu Mỹ (Mỹ, Brazil,…) và châu Đại Dương.

Liên kết với doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để An Giang có thể chuẩn bị tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Liên kết với doanh nghiệp là một trong những tiêu chí quan trọng để An Giang có thể chuẩn bị tham gia vào đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

An Giang luôn chủ động trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật  mới trong sản xuất nên tỷ lệ áp dụng chương trình “3 giảm 3 tăng” và “1 phải 5 giảm” luôn được chú trọng. Theo thống kê đến nay toàn tỉnh có khoảng 90% diện tích canh tác lúa đều áp dụng “3 giảm 3 tăng”, 47% diện tích áp dụng “1 phải 5 giảm”.

Doanh nghiệp tăng diện tích liên kết

Để đạt kế hoạch sản xuất, liên kết tiêu thụ sang năm 2024, ông Nguyễn Sĩ Lâm, Giám đốc Sở NN-PTNT An Giang đề nghị các địa phương cần chủ động phối hợp với các đơn vị chuyên môn trực thuộc sở tuyên truyền, vận động nông dân xuống giống đúng theo kế hoạch lịch thời vụ. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng nhằm phát hiện sớm, hướng dẫn nông dân xử lý các đối tượng dịch hại và có biện pháp ứng phó kịp thời để bảo vệ năng suất lúa tốt hơn. Ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật về giống, thuốc bảo vệ thực vật, kỹ thuật canh tác... để tạo ra các sản phẩm rau, màu bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng.

Theo thống kê đến nay toàn tỉnh có khoảng 90% diện tích canh tác lúa đều áp dụng '3 giảm 3 tăng', 47% diện tích áp dụng '1 phải 5 giảm'. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo thống kê đến nay toàn tỉnh có khoảng 90% diện tích canh tác lúa đều áp dụng “3 giảm 3 tăng”, 47% diện tích áp dụng “1 phải 5 giảm”. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Cùng với đó, các công ty, doanh nghiệp xây dựng vùng nguyên liệu, vùng liên kết phải chủ động tăng diện tích triển khai liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trồng trọt phù hợp. Xúc tiến đẩy nhanh tiến độ cấp mã số vùng trồng tại những nơi chưa có mã số vùng trồng. Đẩy mạnh rà soát thay thế người đứng tên của các mã số vùng trồng, hướng dẫn thay đổi tên người đứng mã số trước đây khi cần thiết. Tập huấn cho nhà vườn hiểu thêm về phương thức tiến hành cấp mã số vùng trồng phục vụ cho sản phẩm tiêu thụ tại các thị trường, như Mỹ, Hàn Quốc, Úc, Trung Quốc...

Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh sản xuất theo chuỗi liên kết với doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu để bao tiêu sản phẩm. Từ đó hình thành vùng sản xuất hàng hóa lớn mạnh nhằm giúp nông dân giảm chi phí và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Xem thêm
Khó tháo nút thắt môi trường trong chăn nuôi tập trung

Nghệ An Huyện Yên Thành có thế mạnh về chăn nuôi tập trung với tổng đàn gia súc, gia cầm lớn, tuy nhiên điều này cũng làm gia tăng mức độ ô nhiễm môi trường.

Chuẩn bị chống rét cho gia súc khi trời vẫn còn ấm

THÁI NGUYÊN Ngay từ bây giờ, khi thời tiết còn ấm, người chăn nuôi gia súc đã cải tạo chuồng trại, chuẩn bị bạt để che kín chuồng, giữ ấm cho đàn gia súc trong mùa đông.

Bảo tồn giống bưởi cơm của xứ Mường

Hòa Bình Sớm đó, khi thảm cỏ còn đẫm sương đêm, tôi cùng anh Lương Văn Thảo (xóm Má 1, xã Bắc Phong, huyện Cao Phong, Hòa Bình) leo lên quả đồi cao trước mặt.