| Hotline: 0983.970.780

Nâng tầm chuỗi giá trị công nghệ ngành tôm Việt Nam

Thứ Ba 24/05/2022 , 15:24 (GMT+7)

ĐBSCL Để tăng sức cạnh tranh tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế, đòi hỏi phải đảm bảo chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất tối ưu.

Buổi họp báo công bố sẽ diễn ra Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 năm 2023 tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Buổi họp báo công bố sẽ diễn ra Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 năm 2023 tại TP. Cần Thơ. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội chợ Triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 năm 2023 với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị”. Đây cũng là thông điệp chính của Hội chợ Triển lãm gọi tắt là “VietShrimp 2023” sẽ được tổ chức từ ngày 12 - 14/4/2023 tại TP Cần Thơ. Nội dung trên được Ban tổ chức đưa ra tại buổi họp báo diễn ra sáng ngày 24/5 tại TP Cần Thơ.

Với chủ đề “Nâng tầm chuỗi giá trị”, VietShrimp 2023 trở thành diễn đàn của cả 4 nhà gồm: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh, nhà nông. Ngoài ra, triển lãm còn giới thiệu các sản phẩm công nghệ, mô hình tiên tiến, kết nối sản xuất, tiêu thụ, nhằm nâng cao sản lượng, giá trị, bảo đảm lợi ích cho ngành tôm Việt Nam. Tăng cường quảng bá hình ảnh con tôm Việt Nam trên thị trường thế giới, đưa thủy sản Việt Nam nói chung, ngành tôm tôm Việt Nam vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

Theo ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam, để tăng sức cạnh tranh của con tôm Việt Nam trên thị trường quốc tế, điều kiện cần và đủ là chất lượng sản phẩm phải đáp ứng yêu cầu thị trường và hiệu quả sản xuất tối ưu. Muốn làm được thì tất cả mọi quy trình sản xuất tôm đều phải được chú trọng, nâng cao và liên kết chặt chẽ, phải xây dựng được một chuỗi giá trị hoàn chỉnh cho con tôm. Mặc dù những vấn đề đã được ngành tôm chú trọng từ sớm, tuy nhiên vẫn chưa phát huy được hiệu quả như mong muốn. 

Ông Nguyễn Việt Thắng, Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam thông tin, chủ đề của Hội chợ triển lãm “Nâng tầm chuỗi giá trị” sắp diễn ra trong thời gian tới, xem đây là mục tiêu mà ngành tôm hướng đến để đưa con tôm Việt nâng tầm giá trị. Đây cũng là thông điệp của Hội chợ triển lãm Quốc tế Công nghệ ngành tôm Việt Nam lần thứ 4 năm 2023, gọi tắt là “VietShrimp 2023”. Hội chợ được Hội Nghề cá Việt Nam và Tạp chí Thủy sản Việt Nam phối hợp tổ chức tại TP. Cần Thơ là nơi hội ngộ để các doanh nghiệp trong và ngoài nước mở rộng thị trường, kết nối kinh doanh, chia sẻ về khoa học kỹ thuật trong ngành tôm. 

Hội chợ Triển lãm 'Nâng tầm chuỗi giá trị' sắp diễn ra trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Hội chợ Triển lãm “Nâng tầm chuỗi giá trị” sắp diễn ra trong thời gian tới. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Ông Phạm Anh Tuấn, Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam chia sẻ thêm, trong khuôn khổ Hội chợ triển lãm có trên 200 gian hàng của các doanh nghiệp, tổ chức trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực liên quan đến ngành thủy sản nói chung và tôm nói riêng. Bên cạnh đó, các phiên hội thảo chuyên đề với sự tham gia và chia sẻ thông tin hữu ích của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp về quy trình đầu vào, chế biến và xuất khẩu; phân tích, nhận định thị trường và nhu cầu của thế giới.

“Chúng ta hay nói đến khía cạnh nuôi nhưng sự tham gia của các nhà chế biến, chuỗi đầu ra ít được quan tâm. Chúng tôi mong muốn rằng tại Hội chợ này ngoài triển lãm khoa học công nghệ phục vụ nuôi còn giành nhiều thời gian để trao đổi, chia sẻ, khai phá nâng tầm chuỗi giá trị con tôm”, ông Phạm Anh Tuấn - Phó Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nhấn mạnh.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 39,7% kế hoạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 39,7% kế hoạch. Ảnh: Lê Hoàng Vũ.

Trong Kế hoạch phát triển ngành tôm Việt Nam thì mục tiêu phát triển sản xuất gắn chặt với nhu cầu thị trường tiêu thụ, nâng cao chất lượng và xây dựng thương hiệu cho sản phẩm tôm Việt Nam. Đồng thời, đầu tư phát triển ngành tôm theo tư duy hệ thống và chuỗi giá trị. Trong đó doanh nghiệp đóng vai trò dẫn dắt là động lực của toàn chuỗi giá trị. Đây là định hướng mà ngành tôm hướng đến nhằm đảm bảo sản xuất đạt hiệu quả tối đa, duy trì sự bền vững trong tương lai.

Năm 2021, trước những khó khăn của dịch Covid-19 gây ra, sự liên kết trong chuỗi sản xuất đã giúp cho ngành hàng tôm vượt khó đạt doanh thu xuất khẩu khoảng 3,9 tỷ USD. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu thủy sản 4 tháng đầu năm 2022 ước đạt 3,5 tỷ USD, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2021, đạt 39,7% kế hoạch. Hiện nay, ngành tôm đang duy trì ổn định sản xuất trong nước, tận dụng thời cơ để đẩy mạnh xuất khẩu, tăng cao kim ngạch xuất khẩu và khẳng định vị thế tôm Việt Nam trên thị trường toàn cầu.

Xem thêm
Kiểm soát dịch bệnh trên cá nước lạnh không khó với người dân vùng cao

LAI CHÂU Việc phòng chống dịch bệnh cho cá nước lạnh giúp giảm rủi ro, duy trì sản lượng cá thương phẩm, từ đó, tạo ra nguồn thu nhập ổn định cho người nuôi cá.

Chấn chỉnh khai thác thủy sản hồ Sơn La

SƠN LA Từ đầu năm 2024 đến nay, UBND các xã của huyện Quỳnh Nhai đã tổ chức gần 70 đợt kiểm tra, chấn chỉnh việc khai thác thủy sản trái phép.

Nữ giám đốc hợp tác xã đưa nước mắm xuất sang Úc

HÀ TĨNH Sau hơn 3 năm chuyển sang hoạt động theo mô hình hợp tác xã, nữ giám đốc 9x ở Hà Tĩnh đã đưa thương hiệu nước mắm Phú Sáng vươn thị trường quốc tế.

Hỗ trợ trực tiếp cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển

Cà Mau Ngày 20/10, Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh phối hợp Chi cục Kiểm ngư Cà Mau, các nhà tài trợ, tổ chức chương trình 'Cùng ngư dân thắp sáng đèn trên biển'.