| Hotline: 0983.970.780

‘Nâng tầm tôm Việt’ tại Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu năm 2024

Thứ Bảy 13/07/2024 , 22:27 (GMT+7)

Tập đoàn Việt Úc đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu năm 2024 và lan tỏa câu chuyện thực tiễn nuôi tôm bền vững tại Việt Nam hơn 23 năm qua.

Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu năm 2024 (Shrimp Summit 2024) vừa được tổ chức tại Ấn Độ cuối tháng 6, đầu tháng 7/2024. Đây là chương trình do Trung tâm thủy sản có trách nhiệm (TCRS) tổ chức thường niên. Năm nay, Hội nghị đã thu hút hơn 500 diễn giả, lãnh đạo trong ngành thủy sản trên toàn thế giới tham dự.

Tại Hội nghị lần này, Tập đoàn Việt Úc, đại diện ngành tôm Việt Nam chia sẻ về “Chuỗi giá trị nuôi và sản xuất tôm bền vững”, góp phần lan tỏa và nâng tầm vị thế tôm Việt tại thị trường quốc tế.

Ông Đinh Ngọc Lâm, Giám đốc phát triển kinh doanh Việt Úc chia sẻ về câu chuyện nuôi tôm bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu năm 2024. Ảnh: Việt Úc.

Ông Đinh Ngọc Lâm, Giám đốc phát triển kinh doanh Việt Úc chia sẻ về câu chuyện nuôi tôm bền vững tại Hội nghị Thượng đỉnh ngành tôm toàn cầu năm 2024. Ảnh: Việt Úc.

Ngành tôm thế giới đang phải đối mặt nhiều thách thức như: Khủng hoảng giá tôm, dịch bệnh, đảm bảo sinh kế cho người nuôi… Với trọng tâm xuyên suốt là “tính bền vững” và “thích ứng biến đổi khí hậu”, Hội nghị thượng đỉnh ngành tôm năm 2024 đã quy tụ hàng trăm chuyên gia, nhà khoa học, nhà lãnh đạo chủ chốt từ các tập đoàn đầu ngành thủy sản thế giới... cùng hội ngộ để chia sẻ, thảo luận các giải pháp thực tiễn và chuyên sâu. Tất cả tạo nên những buổi thảo luận vô cùng chất lượng, sôi nổi và đa dạng góc nhìn về các chủ đề trọng tâm của ngành.

Đại diện Tập đoàn Việt Úc lan tỏa câu chuyện thực tiễn nuôi tôm bền vững tại Việt Nam hơn 23 năm qua, từ di truyền bền vững, tôm giống bền vững, nuôi tôm thâm canh bền vững đến chế biến tôm bền vững. Ảnh: Việt Úc.

Đại diện Tập đoàn Việt Úc lan tỏa câu chuyện thực tiễn nuôi tôm bền vững tại Việt Nam hơn 23 năm qua, từ di truyền bền vững, tôm giống bền vững, nuôi tôm thâm canh bền vững đến chế biến tôm bền vững. Ảnh: Việt Úc.

Nhận lời mời từ TCRS, Việt Úc - Tập đoàn hàng đầu của ngành tôm Việt Nam đã cử đại diện tham gia và lan tỏa câu chuyện thực tiễn nuôi tôm bền vững tại Việt Nam hơn 23 năm qua, từ di truyền bền vững, tôm giống bền vững, nuôi tôm thâm canh bền vững đến chế biến tôm bền vững.

Trong bối cảnh ngành tôm với nhiều thách thức, Việt Úc luôn kiên trì, nỗ lực đầu tư và nghiên cứu ứng dụng công nghệ để dẫn đầu thị trường mảng giống và mở rộng các mảng khác, nhằm mục tiêu phục vụ người nuôi tôm hiệu quả hơn, bền vững hơn thông qua nguồn giống và gen.

Bên cạnh các cuộc hội thảo chuyên đề, cũng đã có những chuyến tham quan thực tế tại các trại nuôi và nhà máy lớn tại Ấn Độ. Tất cả đã tạo một không gian kết nối và học hỏi tích cực. Ảnh: Việt Úc.

Bên cạnh các cuộc hội thảo chuyên đề, cũng đã có những chuyến tham quan thực tế tại các trại nuôi và nhà máy lớn tại Ấn Độ. Tất cả đã tạo một không gian kết nối và học hỏi tích cực. Ảnh: Việt Úc.

Hiện nay, Việt Úc đã xây dựng chuỗi khép kín từ các trung tâm nghiên cứu di truyền và chọn giống tôm bố mẹ; khu sản xuất tôm giống công nghệ cao với hạ tầng hiện đại trải dài khắp cả nước; đến các mô hình nuôi tôm thương phẩm bền vững, an toàn sinh học nghiêm ngặt; cuối cùng là mảng chế biến mang lại giá trị cao cho các sản phẩm tôm xuất khẩu.

Việc khép kín chuỗi “Từ trang trại đến bàn ăn” đã góp phần nâng cao chất lượng, nâng tầm được giá trị sản phẩm. Tại sự kiện mang tầm quốc tế lần này, Việt Úc góp phần lan tỏa những góc nhìn tích cực về sự thay đổi của ngành tôm Việt, tiềm năng phát triển để vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới.

Tham quan thực địa các nhà máy chế biến tôm ở Ấn Độ. Ảnh: Việt Úc.

Tham quan thực địa các nhà máy chế biến tôm ở Ấn Độ. Ảnh: Việt Úc.

Shrimp Summit 2024 đã diễn ra thành công khi quy tụ rất nhiều doanh nghiệp thủy sản lớn từ các quốc gia hàng đầu về nuôi trồng, chế biến tôm như: Việt Nam, Ấn Độ, Ecuador, Indonesia… với mục tiêu chung là cùng nhau chia sẻ, thảo luận những giải pháp sáng tạo cho ngành tôm, các chương trình ứng dụng công nghệ hỗ trợ người nuôi tôm nhỏ lẻ, đến nuôi tôm thâm canh, sản xuất chế biến, chương trình marketing… Bên cạnh các cuộc hội thảo chuyên đề, cũng đã có những chuyến tham quan thực tế tại các trại nuôi và nhà máy chế tôm lớn tại Ấn Độ. Tất cả đã tạo một không gian kết nối và học hỏi tích cực.

Xem thêm
Một số nơi phát triển nóng nuôi cá nước lạnh

Cá nước lạnh đang có lợi thế phát triển mạnh ở nước ta. Tuy nhiên, việc sản xuất gặp không ít khó khăn về môi trường, dịch bệnh..., một số nơi phát triển nóng.

Tập huấn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản

CÀ MAU Ngày 19/12 tại TP Cà Mau, Cục Kiểm ngư phối hợp với Sở NN-PTNT Cà Mau tổ chức tập huấn hướng dẫn thực hiện đồng quản lý trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 11 tháng đạt 9,2 tỷ USD

Với đà tăng trưởng hiện tại, ngành thủy sản Việt Nam năm 2024 có thể hoàn thành mục tiêu đạt 10 tỷ USD xuất khẩu, tăng 11,5% so với năm 2023.

Xây dựng nông thôn mới ở các làng, nơi ven biển thành nơi đáng sống

Đây là mục tiêu mà Cục trưởng Cục Thủy sản Trần Đình Luân chia sẻ về câu chuyện chuyển đổi nghề cho ngư dân vùng ven biển.