| Hotline: 0983.970.780

Ngân hàng Nhà nước 'ngó lơ' trước vi phạm của các ngân hàng thương mại?

Thứ Bảy 13/08/2022 , 08:32 (GMT+7)

Nhiều vi phạm của các ngân hàng thương mại được Báo Nông nghiệp Việt Nam thông tin đến Ngân hàng Nhà nước nhưng không có phản hồi....

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin về các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng tới Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn không nhận được phản hồi. 

Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin về các vi phạm trong lĩnh vực ngân hàng tới Ngân hàng Nhà nước nhưng vẫn không nhận được phản hồi. 

Năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Công văn số 1705/NHNN-TTGSNH ngày 16/3/2020 về việc hoạt động kinh doanh/đại lý bảo hiểm. Theo đó, yêu cầu các tổ chức tín dụng (TCTD), chi nhánh ngân hàng nước ngoài  rà soát, tăng cường kiểm tra, kiểm soát nội bộ đối với hoạt động đại lý bảo hiểm trên toàn hệ thống của TCTD; Xử lý nghiêm những trường hợp "ép", bắt buộc khách hàng mua bảo hiểm nhân thọ và các loại bảo hiểm khác khi cấp tín dụng cho khách hàng, gắn việc bắt buộc mua bảo hiểm với việc cấp tín dụng cho khách hàng. 

Tại buổi họp báo thông tin kết quả hoạt động ngân hàng sáu tháng đầu năm 2022, ông Trần Đăng Phi, Phó chánh thanh tra, Cơ quan thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước khẳng định việc tham gia bảo hiểm của khách hàng phải là tự nguyện. Nếu nhân viên ngân hàng, tổ chức tín dụng ép buộc khách hàng phải mua bảo hiểm là vi phạm quy định của pháp luật, sẽ bị xử phạt.

Tuy nhiên, tình trạng khách hàng bị ép mua bảo hiểm nhân thọ của các ngân hàng thương mại vẫn tràn lan, tiếp diễn bất chấp quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Không biết thời gian qua, cơ quan Thanh tra của Ngân hàng Nhà nước đã xử phạt bao nhiêu ngân hàng thương mại vi phạm quy định này? Nhưng chỉ thấy báo chí cứ đăng, cứ phản ánh, còn các ngân hàng thương mại cứ ngang nhiên ép khách hàng.

 

Chung cư Thụy Vân, Phú Thọ, nơi người dân vay tiền mua nhà của PVcombank phải mua kèm Bảo hiểm nhân thọ. 

Chung cư Thụy Vân, Phú Thọ, nơi người dân vay tiền mua nhà của PVcombank phải mua kèm Bảo hiểm nhân thọ. 

Điều này cho thấy công tác quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với các ngân hàng thương mại đang có một "lỗ hổng" lớn cần phải được chấn chỉnh. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến "lỗ hổng" này? Chủ quan hay khách quan?

Thời gian qua, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã thông tin đến Ngân hàng Nhà nước rất nhiều vi phạm của các ngân hàng thương mại nhưng đều không có phản hồi.

Cụ thể, ngày 21/9/2021, Báo Nông nghiệp Việt Nam  thông tin với Ngân hàng Nhà nước về việc Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcombank) có dấu hiệu ép buộc nhiều hộ dân mua nhà tại dự án Nhà ở xã hội Chung cư Thụy Vân tại Phú Thọ phải mua bảo hiểm nhân thọ mới được giải ngân khoản vay. Nhưng báo đã không nhận được trả lời từ Ngân hàng Nhà nước.

Cũng trong T9/2021, Báo Nông nghiệp Việt Nam đã gửi công văn số 396 tới Ngân hàng Nhà nước, đề cập đến hai vi phạm của ngân hàng MB Bank: Thứ nhất, MB Bank có dấu hiệu gắn nợ xấu cho doanh nghiệp để thao túng, trục lợi. Thứ hai, MB AMC - Chi nhánh Đà Nẵng bán đấu giá giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không xác định được vị trí thửa đất dẫn tới thiệt hại cho khách hàng mua tài sản đấu giá. Công văn của Báo Nông nghiệp Việt Nam cũng không nhận được phản hồi từ Ngân hàng Nhà nước.

Vừa qua, ngày 28/6/2022, Báo Nông nghiệp Việt Nam tiếp tục gửi công văn số 240/NNVN-CV thông tin tới Ngân hàng Nhà nước về dấu hiệu vi phạm nghiệp vụ ngân hàng, cho vay qua trung gian, không thẩm định, kiểm tra hiện trạng sử dụng đất thực tế của ngân hàng HD Bank và ngân hàng MSB. Sự việc gây thiệt hại nghiêm trọng cho hàng chục hộ dân tại 03 xã Đông Yên, Ngọc Liệp, Nghĩa Hương huyện Quốc Oai, TP. Hà Nội. Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước vẫn im lặng. 

Hàng loạt những sai phạm nghiêm trọng của các ngân hàng thương mại đã được thông tin một cách chính thống, trực tiếp đến cơ quan quản lý có thẩm quyền là Ngân hàng Nhà nước, nhưng không được xem xét xử lý.

Phải chăng Ngân hàng Nhà nước đang "ngó lơ", buông lỏng quản lý để các ngân hàng thương mại mặc sức hoành hành, bẫy, ép, trục lợi khách hàng?.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.