| Hotline: 0983.970.780

Ngành chăn nuôi Thái Lan xử lý gấp ổ dịch heo tai xanh

Thứ Năm 27/08/2020 , 14:57 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi lợn Thái Lan yêu cầu giới chức các địa phương khẩn trương kiểm soát ổ dịch heo tai xanh tại tỉnh Mae Hong do nghi ngờ virus PRRS gây ra.

Dịch heo tai xanh lây lan nhanh và từng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Ảnh: The Nation

Dịch heo tai xanh lây lan nhanh và từng gây thiệt hại lớn cho ngành chăn nuôi. Ảnh: The Nation

Tổng giám đốc Cơ quan Phát triển Chăn nuôi Thái Lan, ông Sorawit Thaneeto cho biết đã ra lệnh cho giới chức liên quan thuộc hai tỉnh Mae Hong Son và Tak khẩn trương điều tra nguyên nhân dẫn đến cái chết của 5 con lợn ở quận Sob Moei (nơi giáp ranh giữa hai tỉnh trên).

Theo báo cáo của quan chức thú y địa phương, số lợn vừa bị chết đã mắc dịch heo tai xanh do virus PRRS gâ ra, hay còn gọi là hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn. Và điều nguy hiểm là bệnh dịch do virus này có thể lây lan nhanh ở lợn, tuy nhiên không lây sang người.

Ông Sorawit cho biết, ngành chăn nuôi Thái Lan đã cảnh báo cho các tỉnh thành ở các tỉnh phía Bắc khẩn trương áp dụng các biện pháp phòng ngừa và theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh, đặc biệt là ở Mae Hong Son và Tak. Hiện chưa có thêm địa phương nào báo cáo phát sinh thêm ổ dịch mới.

Theo các nhà khoa học chăn nuôi lợn, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn hay còn gọi là dịch heo tai xanh là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây lan nhanh và từng gây thiệt hại lớn cho ngành công nghiêp chăn nuôi.

Trong khi đó, ông Suchart Moonsawas, Giám đốc Sở Chăn nuôi Mae Hong Son cho biết, đã liên lạc với chủ sở hữu của trang trại lợn mắc dịch heo tai xanh và yêu cầu tiêu hủy thêm 25 con lợn khác đang nuôi chung đàn với số lợn vừa chết theo đúng hướng dẫn của nhà chuyên môn.

Theo ông Suchart, việc tiêu hủy lợn nghi mắc bệnh heo tai xanh là hoàn toàn tự nguyện. Nếu số lợn được đề nghị tiêu hủy thêm thì chủ trang trại sẽ được nhận khoản bồi thường tương đương 75% giá thành.

Tuy nhiên trong trường hợp một số nông dân có thể không cho phép cán bộ thú y tiêu hủy số lợn nghi mắc bệnh thì cơ quan chức năng sẽ đánh dấu và theo dõi một cách chặt chẽ. Nếu sau này lợn chết vì bệnh thì người dân sẽ không được bồi thường.

Để đề phòng dịch bệnh lây lan, địa phương có dịch đã cấm người chăn nuôi lợn không di chuyển vật nuôi của họ ra khỏi khu vực hoặc ăn thịt lợn chết.

Xem thêm
Nghệ An tiêu hủy gần 5.000 con lợn do nhiễm dịch tả lợn Châu Phi

Dịch tả lợn Châu Phi đang chuyển biến khó lường trên địa bàn Nghệ An, một số huyện đang lo ngay ngáy khi vật nuôi nhiễm bệnh với số lượng khá lớn.

Chuyển từ tranh mua, tranh bán sang liên kết trồng chè

Ông Hoàng Vĩnh Long, Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam cho rằng những người làm chè xuất khẩu trong tình trạng dễ mua dễ bán, đang rơi vào bẫy giá rẻ của thế giới.

Nhiều giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ nông nghiệp đô thị

TP.HCM Nhiều giống cây trồng đã được Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nông nghiệp công nghệ cao nghiên cứu, lai tạo thành công, chuyển giao cho nhiều đơn vị tại TP.HCM và các tỉnh.