| Hotline: 0983.970.780

Ngành Lâm nghiệp khẳng định được vị thế, vai trò quan trọng

Thứ Tư 29/11/2023 , 06:03 (GMT+7)

Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị đề nghị ngành Lâm nghiệp phát huy kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, triển khai có hiệu quả chiến lược, kế hoạch đã đề ra.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị thay mặt lãnh đạo Bộ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong suốt chặng đường 78 năm xây dựng và phát triển. Ảnh: Trung Quân.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Nguyễn Quốc Trị thay mặt lãnh đạo Bộ ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong suốt chặng đường 78 năm xây dựng và phát triển. Ảnh: Trung Quân.

Chiều 28/11, Bộ NN-PTNT tổ chức gặp mặt cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đã và đang công tác trong lĩnh vực Lâm nghiệp nhân kỷ niệm ngày Lâm nghiệp Việt Nam (28/11) và 78 năm thành lập ngành Lâm nghiệp (1/12/1945 - 1/12/2023).

Ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp (Bộ NN-PTNT) cho biết, trải qua 78 năm xây dựng và phát triển, tổ chức ngành Lâm nghiệp có nhiều thay đổi để phù hợp với bối cảnh lịch sử và yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ. Hiện nay, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, toàn ngành đã nỗ lực, cố gắng khắc phục mọi khó khăn hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Cụ thể, từ năm 2021 đến nay, các đơn vị trong ngành Lâm nghiệp đã tham mưu xây dựng, trình Chính phủ 8 nghị định, 9 thông tư. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2021-2025.

Tỷ lệ che phủ rừng toàn quốc năm 2023 đạt hơn 42%. Tốc độ tăng giá trị gia tăng lĩnh vực lâm nghiệp đạt bình quân hơn 5%/năm. Riêng 9 tháng đầu năm 2023, tốc độ tăng giá trị gia tăng đạt 3,13%. Ước cả năm 2023 đạt khoảng 5%. Giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản 11 tháng đầu năm đạt gần 13 tỷ USD. Ước cả năm 2023 đạt trên 14 tỷ USD.

Tiếp tục thực hiện bảo vệ tốt 14,79 triệu ha diện tích rừng hiện có, đảm bảo cơ cấu 3 loại rừng hợp lý (rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất). Diện tích rừng trồng có kiểm soát và chứng nhận nguồn gốc lô cây con đạt trên 85%. Trồng rừng tập trung năm 2023 ước thực hiện 245.000 ha. Trồng cây phân tán lũy kế giai đoạn 2021-2022 bình quân đạt 103 triệu cây/năm. Ước thực hiện năm 2023 đạt 120 triệu cây.

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, toàn ngành đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ảnh: Trung Quân.

Theo ông Trần Quang Bảo, Cục trưởng Cục Lâm nghiệp, dưới sự chỉ đạo của Bộ NN-PTNT, toàn ngành đã khắc phục mọi khó khăn, hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao. Ảnh: Trung Quân.

Năng suất rừng bình quân đạt 18 triệu m3/ha/năm. Nhiều địa phương áp dụng biện pháp thâm canh năng suất đạt từ 35-40 m3/ha/năm. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng tập trung năm 2023 ước thực hiện hơn 20 triệu m3. Về chi trả dịch vụ môi trường rừng, 11 tháng đầu năm 2023 thu được hơn 3.000 tỷ đồng, ước thực hiện cả năm thu được 3.200 tỷ đồng.

Ngoài ra, ngành Lâm nghiệp đang triển khai các hoạt động phát triển thị trường các bon rừng. Dự kiến trong giai đoạn 2022-2026, Việt Nam sẽ chuyển nhượng cho Tổ chức Tăng cường tài chính Lâm nghiệp (Emergent) - tổ chức điều phối của Liên minh giảm phát thải thông qua tăng cường tài chính lâm nghiệp (LEAF) 5,15 triệu tấn CO2 với giá tối thiểu là 10 USD/tấn (tương đương 51,5 triệu USD).

Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Quốc Trị thay mặt lãnh đạo Bộ NN-PTNT ghi nhận và đánh giá cao những kết quả mà ngành Lâm nghiệp đã đạt được trong suốt chặng đường 78 năm xây dựng và phát triển.

Theo Thứ trưởng, qua từng thời kỳ, cơ cấu tổ chức lĩnh vực Lâm nghiệp có sự thay đổi nhưng luôn khẳng định được vị thế, vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của ngành NN-PTNT, kinh tế đất nước và bảo vệ Tổ quốc.

Buổi gặp mặt có sự tham gia của đông đảo các thế hệ cán bộ ngành Lâm nghiệp qua các thời kỳ. Ảnh: Trung Quân.

Buổi gặp mặt có sự tham gia của đông đảo các thế hệ cán bộ ngành Lâm nghiệp qua các thời kỳ. Ảnh: Trung Quân.

Trong đó phải kể đến, năm 2022, tăng trưởng lĩnh vực lâm nghiệp đạt 6,13% (toàn ngành nông nghiệp tăng 3,36%) đóng góp quan trọng vào sự phát triển chung toàn ngành. Tỷ lệ che phủ rừng đạt 42%. Giá trị xuất khẩu lâm sản đạt trên 17 tỷ USD (chiếm gần 30% giá trị xuất khẩu toàn ngành). Thặng dư thương mại đạt trên 14 tỷ USD (toàn ngành NN-PTNT đạt 8,6 tỷ USD). Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam thí điểm chuyển nhượng 10,3 triệu tấn CO2 cho Ngân hàng Thế giới với tổng giá trị tương đương 1.200 tỷ đồng.

Trên cơ sở đó, Thứ trưởng đề nghị ngành Lâm nghiệp tiếp tục phát huy các kết quả đạt được, khắc phục những hạn chế, triển khai có hiệu quả các chiến lược, kế hoạch, mục tiêu của ngành trong năm 2023, cũng như giai đoạn 2021-2030.

Xem thêm
Gìn giữ những thành lũy tre xanh mát

Bình Dương Khu bảo tồn tre lớn nhất Việt Nam - làng tre Phú An - là nơi bảo tồn nguồn gen tre lớn nhất khu vực Đông Nam Á, đang gìn giữ những thành lũy xanh mát...

Trồng 1.000 cây hoa ban tri ân mảnh đất Điện Biên Phủ

Chiến dịch 'Phủ xanh tương lai trên mảnh đất lịch sử' tiến hành trồng 1.000 cây hoa ban tại những di tích lịch sử quan trọng ở thành phố Điện Biên Phủ.

Tăng cường tập huấn phòng chống cháy rừng tại các phân trường

Sóc Trăng Ngoài chuẩn bị tốt phương án xử lý khi có cháy rừng, lãnh đạo Sóc Trăng đề nghị ngành kiểm lâm tăng cường tập huấn cho lực lượng làm nhiệm vụ tại các phân trường.

Đặc sắc lễ cúng thần rừng của người Mông Nà Hẩu

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.