| Hotline: 0983.970.780

Ngủ ngồi không ảnh hưởng tới trí nhớ

Thứ Tư 16/02/2011 , 10:48 (GMT+7)

Xin hỏi ngủ ngồi có bị mất trí nhớ không? Lý do vì sao? Cách khắc phục như thế nào?

* Xin hỏi ngủ ngồi có bị mất trí nhớ không? Lý do vì sao? Cách khắc phục như thế nào? Tôi nghe nhiều người nói ngủ ngồi sẽ dẫn đến hiện tượng mất trí nhớ và đãng trí nữa có thật thế không?

Đinh Tịnh, Công ty Giày RIEKER Việt Nam

Tại sao không ngủ nằm cho thoải mái mà phải ngủ ngồi, trừ trường hợp ngủ gật trong chốc lát ở các hội nghị mà người báo cáo…quá chán! Vậy mà ở nước ta có một sắc tộc có tập quán chuyên ngủ ngồi đấy. Dân tộc thiểu số Đan Lai chỉ còn hơn 3.000 người sinh sống ở huyện miền núi Con Cuông (Nghệ An).

Tập tục ngủ ngồi để cảnh giác với thú dữ nơi thâm sơn cùng cốc vẫn là nét riêng của người Đan Lai. Trước kia, vì ở tận nơi “thâm sơn cùng cốc” đầy thú dữ nên người Đan Lai dựng chòi phủ cành cây ở tạm, không giường, chiếu, chăn, màn. Họ thường dùng chạc cây chống vào cằm ngồi ngủ để phòng thú dữ. Già Quyết cho biết: Ngủ ngồi là cái nếp tự xa xưa. Ngày xưa con hổ, con báo ở nơi này nhiều vô kể. Nếu mình không cảnh giác là nó vồ ngay, đó là chưa kể quan quân bạo chúa truy lùng bộ tộc có thể đến bất cứ lúc nào, nên mới sinh tật “ngủ ngồi” từ khi nào cũng chẳng ai hay.  “Ngủ ngồi” là để có thế mà vùng dậy chạy ngay vào rừng sâu...

Tập tục “ngủ ngồi” có lẽ được hình thành từ đấy và cho đến bây giờ vẫn còn được lưu giữ ở tộc người này. Tại bản Pủng và Cò Phạt ở trong vùng lõi Vườn Quốc gia Pù Mát, huyện Con Cuông vẫn có gần 1.000 người dân Đai Lai sinh sống. Để vào thăm tộc người thiểu số Đan Lai chỉ có một con đường độc đạo là ngồi thuyền vượt hết sông Giăng, ngược theo Khe Khặng mới tới được bản Pủng và bản Co Phạt. Ngồi trên thuyền vượt thác dữ cho mọi người “cảm giác mạnh” vừa thỏa thích ngắm cảnh Vườn Quốc gia Pù Mát trù phú. Người dân quen ngủ ngồi và cũng không thấy ảnh hưởng gì đến trí nhớ.

* Tại sao khi hai vật rắn va chạm vào nhau thì tạo ra âm thanh?

Nguyễn Thị Mỹ Duyên, nguyen.thmyduyen@yahoo.com

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì âm thanh là các dao động cơ học (biến đổi vị trí qua lại) của các phân tử, nguyên tử hay các hạt làm nên vật chất và lan truyền trong vật chất như các sóng. Âm thanh, giống như nhiều sóng, được đặc trưng bởi tần số, bước sóng, chu kỳ, biên độ và vận tốc lan truyền (tốc độ âm thanh). Đối với thính giác của người, âm thanh thường là sự dao động, trong dải tần số từ khoảng 20 Hz đến khoảng 20 kHz, của các phân tử không khí, và lan truyền trong không khí, va đập vào màng nhĩ, làm rung màng nhĩ và kích thích bộ não.

Tuy nhiên âm thanh có thể được định nghĩa rộng hơn, tuỳ vào ứng dụng, bao gồm các tần số cao hơn hay thấp hơn tần số mà tai người có thể nghe thấy, và không chỉ lan truyền trong không khí, mà trong bất cứ vật liệu nào. Trong định nghĩa rộng này, âm thanh là sóng cơ học và theo lưỡng tính sóng hạt của vật chất, sóng này cũng có thể coi là dòng lan truyền của các hạt phonon, các hạt lượng tử của âm thanh. Cả tiếng ồn và âm nhạc đều là các âm thanh. Trong việc truyền tín hiệu bằng âm thanh, tiếng ồn là các dao động ngẫu nhiên không mang tín hiệu.

 Một đặc tính của âm thanh là đây là một sóng dọc, tức là nó là sự lan truyền dao động của đại lượng vô hướng là áp suất, đồng thời là sự lan truyền dao động của đại lượng có hướng là vận tốc và vị trí của các phân tử hay nguyên tử trong môi trường, trong đó phương dao động luôn trùng với phương chuyển động của sóng. Cũng như các sóng cơ học khác, sóng âm mang năng lượng tỉ lệ với bình phương biên độ sóng. Năng lượng đó truyền đi từ nguồn âm đến tai ta.

Cường độ âm thanh là lượng năng lượng được sóng âm truyền đi trong một đơn vị thời gian qua một đơn vị diện tích đặt vuông góc với phương truyền âm. Ngoài ra trường độ cũng góp phần ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh. Khi va hai vật rắn vào nhau sẽ tạo ra sóng âm, tùy vào chất liệu, hình dáng, kích thước và cường độ va chạm mà ta có các mức âm thanh khác nhau.

Xem thêm
Sai phạm ở loạt dự án liên quan đại gia Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ

PHÚ THỌ Trong hàng loạt dự án liên quan ông Nguyễn Duy Hùng ở Phú Thọ, có nhiều dự án Báo Nông nghiệp Việt Nam và cơ quan chức năng chỉ rõ sai phạm.

Kích điện giun đất có thể bị xử phạt tới 300 triệu đồng

Theo Luật sư Dương Lê Ước An (Đoàn Luật sư TP Hà Nội), kích điện giun đất có thể bị xử phạt tối đa 300 triệu đồng hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.

Đường lớn làm chưa xong, tỉnh lộ đã nát bét

Xe trọng tải lớn chở vật liệu thi công tuyến đường thành phố Bắc Kạn đi hồ Ba Bể chạy rầm rập ngày đêm 'cày' nát đường tỉnh 257B.

Thái Nguyên: Câu chuyện bi thảm của một vận động viên

Đó là câu chuyện về số phận bi thảm của anh Nguyễn Hồng Quang xóm Phả Lý, xã Văn Hán, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên khi không may bị phóng điện tại nương chè.

Bình luận mới nhất

Tòa soạn chuyển cho tôi ý kiến bình luận của bạn đọc Kỳ Quang Vinh từ Cần Thơ, nguyên văn như sau: “Tôi cám ơn TS Tô Văn Trường đã có cái đầu lạnh của một người làm khoa học. Tôi thấy nội dung chính của bài báo là rất đáng suy nghĩ và làm theo. Tôi chỉ có một thắc mắc về kiểm soát lưu lượng bình quân ngày lớn nhất qua tuyến kênh là 3,6 m3/s”. Bạn đọc nên hiểu con số 3,6 m3/s chỉ là mở van âu thuyền cho nước đầy vào âu thuyền như thiết kế trong báo cáo của Campuchia. Chuyện mất nước trong bài báo tôi đã nói rõ rồi, đương nhiên hạn tháng 3-4 sẽ bị tác động lớn nhất theo tỷ lệ phần trăm vì lưu lượng thời kỳ này là thấp nhất. Lưu ý là ba kịch bản diễn giải như trường hợp 1 lưu lượng max bình quân ngày là 3,6 m3/s qua âu nghĩa là vận hành có kiểm soát theo thông báo của Campuchia. Các trường hợp 2 và 3 là vượt ra ngoài thông báo của Campuchia nghĩa là mở tự do bằng kịch bản 2 cộng gia tăng sản lượng nông nghiệp. Nhẽ ra, tôi nên viết rõ hơn là trường hợp 3 phải là như trường hợp 2 mở tự do kết hợp với gia tăng phát triển nông nghiệp. Tòa soạn cũng chuyển cho tôi bình luận của bạn đọc Nat về vị trí 3 tuyến âu, việc sử dụng nước và đánh giá chung là tác động của kênh đào Funan Techo không đáng kể đến đồng bằng sông Cửu Long. Điều tôi quan ngại nhất là khi Campuchia có ý định làm đập kiểm soát nguồn nước ở Biển Hồ hay là làm thủy điện ở sát gần biên giới Việt Nam. Trả lời bạn đọc thì mất thời gian trong khi quỹ thời gian của tôi rất eo hẹp nhưng cũng là niềm vui vì sản phẩm của mình làm ra được nhiều người quan tâm, đón đọc và bình luận. Tòa soạn cho biết ngay lúc đang buổi trưa 25/4 có gần nghìn người đang đọc bài viết của tiến sĩ Tô Văn Trường.
+ xem thêm