| Hotline: 0983.970.780

Người 16 lần đi tàu không số

Thứ Hai 27/04/2015 , 06:15 (GMT+7)

Chiến tranh đã qua 40 năm nhưng ký ức 16 lần vượt biển từ Nam ra Bắc trên những chuyến tàu không số huyền thoại đã in sâu vào tiềm thức của ông Huỳnh Phước Hải (75 tuổi).

Ký ức hào hùng

Chúng tôi gặp ông Huỳnh Phước Hải ở Cồn Lợi, ấp Thạnh Thới B, xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú (Bến Tre) giữa đời thường bên căn nhà tình nghĩa xây dựng trên mảnh đất giồng cát sát bờ biển Thạnh Phú sau 40 năm giải phóng.

Hỏi về những chiến tích của đoàn tàu không số huyền thoại (Lữ đoàn 125 Hải quân ngày nay), ông Hải kể:

Nói đến đoàn tàu không số thì cuộc vượt biển năm 1946 của nữ tướng Nguyễn Thị Định cùng các đồng chí khác được Khu ủy Khu 8 tỉnh Bến Tre phân công ra Hà Nội xin vũ khí đánh Pháp đã đi vào lịch sử.

Sự chi viện vũ khí kịp thời đã giúp cho dân và quân Bến Tre giành thắng lợi trong phong trào Đồng Khởi 1960.

Cùng với phong trào Đồng Khởi thì cuộc cách mạng tại các tỉnh chuyển mạnh và trở thành cao trào Đồng Khởi khắp nơi. Trước tình hình đó thì yêu cầu về trang bị vũ khí và thuốc chữa bệnh là vấn đề sống còn.

Lúc đó, Bộ Chính trị chỉ thị cho Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo các tỉnh ven biển chuẩn bị tàu thuyền vượt biển ra Bắc vận chuyển vũ khí chi viện chiến trường miền Nam.

Nhận được chỉ thị, Bến Tre đã tổ chức 2 tàu vượt biển ra Bắc. Tàu thứ nhất xuất phát ngày 17/8/1961, đến ngày 24/8/1961 cập bến Hà Tĩnh.

Ông được được tổ chức chọn vào đội quân vượt biển đi trên tàu thứ 2 do đồng chí Lê Công Cẩn (Năm Công) làm thuyền trưởng. Tàu rời bến Cồn Tra (Thạnh Phú, Bến Tre) ngày 19/8/1961, sau 8 ngày lênh đênh trên biển, vật lộn với sóng to, gió lớn thì cập bến Hải Phòng.

Ngày khoác lên mình áo lính, ông mới 20 tuổi. Hành trình vượt biển ngày đó không có la bàn, thuyền trưởng lấy bản đồ hình chữ S do Mỹ in trên bìa cuốn sách để định hướng.

Thuyền vượt biển là thuyền cây gắn máy nổ cộng với buồm gió. Khi đi thì tổ chức chuẩn bị toàn bộ giấy tờ tùy thân và trang bị giống như người đi đánh cá để đánh lạc hướng địch.

Sau 8 ngày đi dọc bờ biển, vật lộn với sóng gió và né tránh sự kiểm tra của địch, ngày 28/8/1961 thuyền chở 6 anh em cập bến Thanh Hóa. Đến Hải Phòng, tất cả được tổ chức đưa về Hà Nội và được gặp Bác Hồ, sau đó tổ chức cho học tập.

Sau 2 năm học tập ở Hà Nội, đến tháng 17/6/1963, ông cùng các đồng đội đã chuyển 62 tấn vũ khí về đến rạch Khâu Băng (Thạnh Phú) thành công. Sau khi cập bến thì đơn vị ông tiếp tục hành trình vượt biển ra Bắc chuyển đạn chi viện cho chiến trường miền Nam.

Từ năm 1962 đến ngày 30/4/1975, đơn vị A101 thuộc đoàn 962 đóng tại Cồn Tra (ấp 7, Thạnh Hải) đã có 27 lần chuyển đạn từ Bắc vào Nam với khoảng 4.000 tấn.

Riêng 23 chuyến tàu của đoàn 125 Hải quân vận chuyển được 1.442 tấn vũ ký cập bến Thạnh Phong (Thạnh Phú) đã góp phần lập nhiều chiến thắng vang dội của quân và dân Khu 8.

Hỏi ông Hải về dấu ấn qua 16 lần đi trên những chuyến tàu không số, ông nói: Trong 16 lần vượt biển trên những chuyến tàu không số thì dấu ấn không thể nào quên được là vụ án Vũng Rô (Phú Yên) xảy ra vào năm 1965. 

07-05-19_ong-hi-16-ln-tren-chuyen-tu-khong-so
Ông Huỳnh Phước Hải

32 đồng chí đi trên chiếc tàu mang số 132 đang chuyển đạn về đến Vũng Rô thì bị lộ. Tại đây hải quân địch chặn các cửa ra, trên đầu thì máy bay dội bom.

Lúc đó anh em kiên quyết bám tàu và chống trả quyết liệt nhưng không thể chống lại, thế là quyết định bấm nút hủy tàu, rồi lên bờ chia làm 2 cánh thoát thân. Một cánh theo đồng chí thuyền trưởng Phan Vinh, còn lại một cánh đi cùng ông.

Lúc đó anh em cố chống trả quyết liệt và cuối cùng những đồng chí đi cùng thuyền trưởng Phan Vinh đã hy sinh. Những đồng chí đi cùng ông cũng có người hy sinh, còn lại đều bị thương.

"Rất may lúc đó, chúng tôi gặp được bác sĩ Đặng Thùy Trâm ứng cứu, băng bó và giấu anh em đến khi yên ổn thì đoàn chúng tôi hành quân theo đường Trường Sơn ngược ra Hà Hội tìm lại đơn vị.

Chúng tôi hành quân khoảng 2 tháng mới về đến Quân chủng Hải quân đoàn 125. Khi đó những người còn sống sót được an dưỡng, học tập và sau đó tiếp tục hành quân vượt biển chuyển đạn về Nam đến này 30/4/1975", ông Hải nhớ lại.

Sau ngày hòa bình, ông được chuyển về Quân đoàn 2, rồi sau đó về Tỉnh đội Bến Tre công tác 2 năm thì về quê lập nghiệp cho đến nay .

Tượng đài ghi công

Ngồi trước hiên nhà, chúng tôi hỏi ông Hải sao không ở lại TP Bến Tre lập nghiệp, ông nói, ông muốn trở về nơi chôn nhau cắt rốn để được gần người thân sau bao năm chia cách bởi chiến tranh.

07-05-19_ben-thnh-phong-noi-don-tu-khong-so-cp-ben
Bến Thạnh Phong nơi tàu không số cập bến

Bến Tre đã tiến hành xây dựng Công viên nghĩa trang "Đường Hồ Chí Minh trên biển". Di tích xây dựng trên 630 ha được xây dựng trong giai đoạn 2013 - 2030 với nhiều hạng mục như công viên và bia ghi tóm tắt về đường Hồ Chí Minh trên biển tại Bến Tre; Đài tưởng niệm trung tâm; Đền thờ các anh hùng liệt sĩ; Nhà trưng bày; Tượng đài đoàn tàu không số… tại xã Thạnh Phong và Thạnh Hải (Thạnh Phú).
Tổng vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng, trong đó 40% vốn từ ngân sách Nhà nước, 60% do nhà đầu tư và nhân dân đóng góp...

"Năm 20 tuổi, tôi gia nhập hàng ngũ cách mạng hoạt động đến ngày giải phóng, bị nạn ở Vũng Rô không chết thì xem như số mình lớn nên khi hòa bình rất mong về sống gần người thân. 

Năm 1978, tôi trở về Cồn Lợi này khai hoang phục hóa, lập gia đình, sinh con đẻ cái. Lúc về nhà, anh em cho 5.000m2 đất giồng cát đề trồng dưa, sắn, đậu phộng… mưu sinh qua ngày", ông kể.

Lúc đó ấp Thạnh Thới B có chừng hơn 10 nóc nhà nhưng nay đã có hàng trăm hộ dân sinh sống.

Dòng người về lại vùng đất này mỗi ngày một nhiều là từ sau thời kỳ đổi mới, lúc đó được Nhà nước đầu tư thủy lợi phục vụ nuôi trồng thủy sản và SX nông nghiệp, cùng nhiều chính sách tín dụng ưu đãi đã giúp người dân dần thay đổi cuộc sống...

Đến nay, ông Hải đã 75 tuổi, đáng lẽ đã được nghỉ ngơi nhưng ông vẫn chinh phục đất giồng cát trồng cấy mưu sinh.

Trong căn nhà tình nghĩa trên đất giồng cát sát bên bờ biển Thạnh Phú tuy không có tài sản vật chất gì đắt giá nhưng ông lại sở hữu những thứ mà không thể mua được bằng tiền đó là những tấm bằng khen, huân, huy chương… của Nhà nước trao tặng ông sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.

Những nhân chứng lịch sử đi trên đoàn tàu không số nay chỉ còn lại vài người nhưng tuổi cũng sắp gần đất xa trời. Thế hệ trẻ sau này sẽ biết về đoàn tàu không số hành quân trên đường Hồ Chí Minh trên biển thông qua khu di tích lịch sử đang được đầu tư xây dựng tại Bến Tre.

Ông Hải nói: Đường Hồ Chí Minh trên biển đã góp sức rất lớn vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta ở miền Nam. Với con đường huyền thoại Hồ Chí Minh trên biển, Nhà nước đã có chủ trương phải gìn giữ, tôn tạo, phát huy di tích lịch sử tại Bến Tre.

Xem thêm
Chính phủ: Chủ đề của 2025 là tinh gọn hiệu quả, tăng tốc bứt phá

Tại hội nghị với các địa phương sáng 8/1, Chính phủ đưa ra chủ đề cho năm 2025 là: 'Kỷ cương trách nhiệm; chủ động kịp thời; tinh gọn hiệu quả; tăng tốc bứt phá'.

Ngành nông nghiệp Bến Tre duy trì đà tăng trưởng cao, phát triển toàn diện

Bến Tre Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, GRDP khu vực nông, lâm, thủy sản tỉnh Bến Tre tăng trưởng 2,12%. Nhiều chỉ tiêu thực hiện đạt ở mức cao so với kế hoạch.

Nhận quà khủng, chủ xe VF 6 chốt cọc với mức giá từ 579 triệu đồng

VF 6 đang là mẫu xe đáng mua nhất phân khúc khi chi phí bỏ ra cho chiếc xe chưa đến 600 triệu đồng nhưng giá trị nhận được thì vượt xa con số này.

Điều tra việc đào bới trái phép mộ chúa Nguyễn Phúc Khoát

Nơi an nghỉ của chúa Nguyễn Phúc Khoát bị kẻ xấu đào bới trái phép. Hiện vụ việc đang được cơ quan chức năng điều tra, làm rõ.