| Hotline: 0983.970.780

Người dân lại đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ

Thứ Bảy 21/08/2021 , 13:36 (GMT+7)

TP.HCM Sau khi có thông tin TP.HCM chuẩn bị tăng cường các biện pháp phòng chống dịch từ 0 giờ ngày 23/8, rất đông người dân lại đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ…

Từ sáng sớm ngày 21/8, tại nhiều siêu thị ở TP.HCM, người dân đã tập trung đến mua thực phẩm và hàng tiêu dùng thiết yếu vì lo ngại TP.HCM sẽ tăng cường các biện pháp chống dịch trong vài ngày tới.

Rất đông người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ sáng 21/8 tại Khu vực Metro, An Phú Quận 2. Ảnh: MV.

Rất đông người dân đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ sáng 21/8 tại Khu vực Metro, An Phú Quận 2. Ảnh: MV.

Ghi nhận của NNVN, tại một số cửa hàng thực phẩm và các hệ thống siêu thị thuộc Liên hiệp HTX Thương mại TPHCM (Saigon Co.op), lượng khách tăng đột biến, gấp 3-4 lần so với ngày thường, khiến những điểm này bị quá tải, không đảm bảo an toàn phòng chống dịch. Thậm chí, một số siêu thị đã xảy ra tình trạng hết hàng cục bộ.

Một số người mua hàng ở siêu thị Coopmart xa lộ Hà Nội, TP.Thủ Đức cho biết,  họ có phiếu mua hàng đúng giờ quy định, còn một số người vì lo lắng TP.HCM siết chặt việc đi lại nên muốn tranh thủ đi mua thực phẩm, hàng thiết yếu để dự phòng. Do siêu thị áp dụng quy định giới hạn lượng khách vào mua sắm nên người dân phải xếp hàng ở ngoài rất dài để đảm bảo giãn cách ở bên trong.

Theo quan sát của phóng viên, khách hàng đến siêu thị mua rất nhiều thực phẩm tươi sống, rau củ quả và đồ khô như mì gói, miến, bún, phở khô... Có những khách hàng nhanh tay bốc đầy ắp xe đẩy hàng hóa.

Một số nhân viên siêu thị xác nhận, chưa bao giờ hàng nhập về lại “bay” nhanh như vậy, lượng hàng mua của từng khách tăng hơn nhiều so với những ngày trước.

Nhiều người vì lo lắng TP.HCM siết chặt việc đi lại nên muốn tranh thủ đi mua thực phẩm, hàng thiết yếu để dự phòng. Ảnh: MV.

Nhiều người vì lo lắng TP.HCM siết chặt việc đi lại nên muốn tranh thủ đi mua thực phẩm, hàng thiết yếu để dự phòng. Ảnh: MV.

Tương tự, tại MM Mega Market An Phú, Tops Market An Phú (Quận 2)… dòng xe gắn máy, ô tô xếp hàng dài bên ngoài siêu thị. Tuy nhiên, do lượng khách quá đông nên siêu thị đã phải ra thông báo ngưng nhận thêm khách mới. Còn nhiều cửa hàng thực phẩm như Bách Hóa Xanh, Co.op Food, Satra Food... cũng bị ùn ứ tạm thời, nhiều người dân xếp hàng dài để chờ đến lượt mua sắm. 

Không chỉ đổ xô đi mua rau củ quả, gạo…, ở các lò bánh mì, bánh ngọt cũng đông nghẹt người như tại tiệm bánh mì Như Lan (đường Hai Bà Trưng, quận 3), lượng người và xe máy cứ nối đuôi nhau xếp hàng dài dưới lòng đường dẫn vào tới cửa tiệm. 

Do nhu cầu mua sắm tăng đột biến khiến nhiều quầy kệ hàng thực phẩm tại một số siêu thị Bách Hoá Xanh cũng đã hết sạch hàng. Ảnh: MV.
Do nhu cầu mua sắm tăng đột biến khiến nhiều quầy kệ hàng thực phẩm tại một số siêu thị Bách Hoá Xanh cũng đã hết sạch hàng. Ảnh: MV.

Do nhu cầu mua sắm tăng đột biến khiến nhiều quầy kệ hàng thực phẩm tại một số siêu thị Bách Hoá Xanh cũng đã hết sạch hàng. Ảnh: MV.

Chị  Nguyễn Thị Ngọc Ánh, phường An Phú, Quận 2 đã ngồi chờ hơn 1 giờ ở siêu thị nhưng vẫn chưa đến lượt vào mua hàng: “Trước đó, tôi vẫn đi siêu thị cầm theo phiếu nhưng không thấy đông như thế này. Đi siêu thị thời điểm sắp tăng cường giãn cách nên phải xếp hàng chờ lâu mình cũng phải chịu thôi”.

Tương tự, chị Đặng Hải Yến, nhà ở đường Lê Văn Lương, xã Nhơn Đức, huyện Nhà Bè than vãn, sáng nay (21/8) khi đến các siêu thị để tăng cường thêm hàng thực phẩm cho gia đình thì thấy lượng người đi mua sắm đông bất thường. “Mọi bữa tôi đi siêu thị vắng lắm chứ không đông thế này. Khi vào được, tôi cũng sẽ mua nhiều để dự trữ cho gia đình, hạn chế ra ngoài” - chị Yến nói.

Trước tình hình trên, nhận định về tình hình cung cấp thực phẩm trong thời gian giãn cách sắp tới, lãnh đạo Sở Công thương TP.HCM cho biết, nhiều siêu thị, nhà cung cấp, các lò giết mổ cũng bị lúng túng trong việc triển khai các đơn hàng mới.

Sở Công thương TP.HCM đang cập nhật thêm tình hình để phối hợp với các tỉnh thành, các hệ thống phân phối nhằm giữ ổn định nguồn cung, phục vụ nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân.

Xem thêm
Tây Ninh phấn đấu là nơi đáng sống và động lực tăng trưởng vùng

TÂY NINH Với thiên thời, địa lợi, nhân hòa, 'nóc nhà Đông Nam bộ' đặt mục tiêu trở thành nơi đáng sống và động lực tăng trưởng cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Sóc Trăng thay đổi từ tư duy ứng phó sang thích ứng với hạn mặn

ĐBSCL Dù hạn mặn trong mùa khô 2023 -2024 cao hơn trung bình nhiều năm, Sóc Trăng chưa ghi nhận thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất, kinh doanh do hạn mặn gây ra.

Du khách ở TP.HCM sắp được trải nghiệm xe điện

TP.HCM Sẽ có 70 xe điện được đưa vào phục vụ khách. Thời gian hoạt động từ 6-24 giờ hằng ngày, thí điểm trong 2 năm (từ quý II/2024 đến hết năm 2025).

Chuyện cụ Bầm tháo dỡ bàn thờ tổ tiên phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ

'Mình hết lòng vì Tổ quốc thì tổ tiên sẽ ủng hộ, phù hộ chứ các cụ có làm gì ảnh hưởng đến con cháu đâu mà sợ', chị Nhàn thuật lại lời kể.