| Hotline: 0983.970.780

Người Kurd là ai?

Thứ Bảy 02/11/2019 , 13:15 (GMT+7)

Trong những ngày gần đây, các vấn đề liên quan đến người Kurd là tâm điểm chú ý của thế giới. Tuy nhiên, đây là vấn đề dai dẳng trong gần 100 năm qua nhưng không phải ai cũng nắm rõ.

08-48-56__109141954_63d4b1ff-263-431f-989-6727321c7ff
Khu vực người Kurd sinh sống.

Vì sao người Kurd chống lại chính quyền ở Thổ Nhĩ Kỳ, Syria…, vì sao họ chung chiến tuyến chống Nhà nước Hồi giáo (IS) với người Mỹ? Tất cả sẽ được giải đáp sau đây.

Có 25-35 triệu người Kurd sống ở khu vực núi non trải dài từ Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Iran và Armenia.

Sắc tộc người Kurd là cộng đồng lớn thứ tư ở Trung Đông, nhưng họ chưa bao giờ có một quốc gia riêng, hay thậm chí là một quốc gia “thường xuyên”.

Họ là cư dân bản địa của những châu thổ thuộc vùng Lưỡng Hà và các cao nguyên mà ngày nay là đông nam Thổ Nhĩ Kỳ, đông bắc Syria, bắc Iraq, tây bắc Iran và tây nam Armenia. Ngày nay, họ là một cộng đồng riêng thống nhất về chủng tộc, văn hóa và ngôn ngữ, cho dù họ không có giọng nói chuẩn thống nhất. Họ cũng thực hành nhiều tôn giáo và tín điều, cho dù đa số là người Hồi giáo Sunni.
 

Vì sao người Kurd không có tổ quốc?

Đầu thế kỷ 20, nhiều người Kurd bắt đầu nghĩ đến việc thiết lập một đất nước, gọi là Kurdistan. Sau thế chiến I và sự thất bại của đế chế Ottoman, nhóm đồng minh phương Tây chiến thắng đã lập ra điều khoản cho một nhà nước của người Kurd trong Hiệp ước Sevres năm 1920.

Tuy nhiên, hy vọng này bị dập tắt ba năm sau đó, khi Hiệp ước Lausanne, thiết chế đặt ra biên giới của nước Thổ Nhĩ Kỳ, không có điều khoản nào cho một nhà nước của người Kurd. Người Kurd trở thành một sắc tộc thiểu số ở các nước Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Syria, Iran và Armenia. Trong hơn 80 năm tiếp theo, bất cứ hành động nào của người Kurd nhằm thiết lập một quốc gia riêng đều bị dập tắt tàn bạo.

Giữa năm 2013, IS bắt đầu để mắt đến ba vùng đất biệt lập của người Kurd giáp với phần lãnh thổ ở bắc Syria mà bọn chúng đang kiểm soát. IS bắt đầu phát động nhiều cuộc tấn công cho đến giữa năm 2014 thì bị Các đơn vị bảo vệ nhân dân (YPG), cánh quân sự trong đảng Liên minh dân chủ người Kurd Syria (PYD) đánh đuổi.

Khi IS tiến vào bắc Iraq vào tháng 6/2014, việc này tiếp tục lôi người Kurd tại nước này vào xung đột. Chính quyền Vùng tự trị người Kurd ở Iraq đã cử lực Peshmerga của họ vào kiểm soát các khu vực mà quân đội Iraq bỏ trống.

08-48-56__98535274_gettyimges-457104848
Giao tranh ở thị trấn Kobane, Syria giữa các lực lượng người Kurd và IS.

Tháng 8/2014, những kẻ thánh chiến IS bất ngờ tấn công và lực lượng Peshmerga phải rút lui khỏi một số khu vực. Một số thị trấn là nơi cư trú của các nhóm tôn giáo thiểu số thất thủ, đáng kể nhất là Sinjar, nơi IS hoặc giết hoặc bắt giữ hàng ngàn người Yazidis.

Liên minh đa quốc gia do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện nhiều cuộc không kích ở bắc Iraq, phái các chuyên gia quân sự tới giúp lực lượng Peshmerga.

YPG và Đảng Công nhân người Kurd (PKK), lực lượng đã chiến đấu vì quyền tự trị của người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ trong ba thập kỷ và có căn cứ ở Iraq, cũng đến hỗ trợ, theo tường thuật của BBC.

Tháng 9/2014, IS tấn công vào khu vực của người Kurd xung quanh thị trấn Kobane ở bắc Syria, buộc hàng chục ngàn người phải chạy qua biên giới sang Thổ Nhĩ Kỳ. Mặc dù ở sát bên, Thổ Nhĩ Kỳ từ chối tấn công các điểm chốt của IS hay cho phép người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ qua biên giới chiến đấu bảo vệ vùng đất của người Kurd ở Kobane. Tháng 1/2015, sau một trận chiến khiến ít nhất 1.600 người chết, các lực lượng người Kurd giành lại quyền kiểm soát Kobane.

Các chiến binh người Kurd, chiến đấu bên cạnh nhiều dân quân Ả rập địa phương dưới ngọn cơ của Liên minh Các lực lượng Syria dân chủ (SDF) được liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu hỗ trợ bằng các cuộc không kích, vũ khí và cố vấn, dần dần đánh đuổi IS khỏi khu vực rộng hàng chục ngàn km2 ở đông bắc Syria và thiết lập quyền kiểm soát vùng đất trải dài trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ.

Tháng 10/2019, quân Mỹ rút khỏi khu vực biên giới với Thổ Nhĩ sau khi tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ nói chuẩn bị phát động tấn công và thiết lập một vùng “an toàn” sâu 30km không có chiến binh YPG, rồi đưa 2 triệu người tị nạn Syria về đây. SDF nói họ đã bị Mỹ “đâm sau lưng”. Mọi việc sau đó diễn ra như báo chí những ngày qua đã tường thuật. SDF buộc phải thỏa hiệp với chính phủ Syria và để quân đội Syria triển khai dọc biên giới. Trong khi đó, chính phủ của tổng thống Bashar al Assad đã thề sẽ giành lại quyền kiểm soát toàn bộ lãnh thổ Syria.
 

Vì sao Thổ Nhĩ Kỳ coi người Kurd là mối đe dọa?

Sự thù địch giữa chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ với sắc tộc người Kurd, chiếm 15-20% dân số ở nước này, đã tồn tại từ lâu.

08-48-56__98535670_gettyimges-74858342
Người Kurd từ lâu đã đấu tranh đòi quyền tự trị.

Người Kurd đã phải chịu đối xử khắc nghiệt dưới tay các chính quyền Thổ Nhĩ Kỳ trong nhiều thế hệ. Sau các cuộc nổi dậy trong thập niên 1920 và 1930, nhiều người Kurd bị buộc phải đổi nơi ở. Tên kiểu người Kurd, trang phục của họ bị cấm sử dụng, còn ngôn ngữ chỉ được dùng hạn chế, thậm chí sự tồn tại của sắc tộc người Kurd cũng bị từ chối, thay vào đó người ta gọi họ là “người Turk trên núi cao”.

Năm 1978, Abdullah Ocalan thành lập PKK, tổ chức kêu gọi thành lập một nhà nước độc lập cho người Kurd ở Thổ Nhĩ Kỳ. 6 năm sau, tổ chức này bắt đầu cuộc chiến đấu vũ trang. Kể từ đó đến nay, hơn 40.000 người đẫ bị giết và hàng trăm ngàn người phải rời bỏ nhà cửa.

Trong thập niên 1990, PKK rút lại đòi hỏi độc lập, nhưng thay vào đó kêu gọi tự trị văn hóa và chính trị và tiếp tục đấu tranh vũ trang. Năm 2013, một thỏa thuận ngừng bắn được thông qua sau các cuộc đàm phán bí mật.

Thỏa thuận này sụp đổ vào tháng 7/2015 sau một cuộc đánh bom tự sát mà IS nhận trách nhiệm, giết chết 33 nhà hoạt động trẻ tuổi ở thị trấn Suruc có đa số là người Kurd, gần biên giới Syria. PKK cáo buộc giới chức Thổ Nhĩ Kỳ đồng lõa và tấn công binh lính của chính phủ. Ankara sau đó phát động cuộc tấn công mà họ gọi là “cuộc chiến tổng hợp chống khủng bố” nhằm vào cả PKK lẫn IS. Tính từ thời điểm đó đến nay, đã có hàng ngàn người bị giết trong các cuộc xung đột ở đông nam Thổ Nhĩ Kỳ.

(Kiến thức gia đình số 44)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Israel tấn công trả đũa nhắm vào các mục tiêu quân sự của Iran

Lực lượng Phòng vệ Israel (IDF) sáng 26/10 tuyên bố đã tiến hành ‘các cuộc tấn công chính xác vào các mục tiêu quân sự’ ở Iran.

Tổng thống Putin xác nhận việc sản xuất hàng loạt tên lửa Oreshnik mới

Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm 22/11 xác nhận quyết định cho phép bắt đầu sản xuất hàng loạt hệ thống tên lửa siêu vượt âm Oreshnik mới.