| Hotline: 0983.970.780

Người nuôi lợn đánh liều tái đàn sau dịch

Thứ Ba 20/08/2019 , 07:01 (GMT+7)

Một số nơi ở phía Bắc, hiện dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) đã tạm lắng và công bố hết dịch. Sau dịch, người nuôi lợn chật vật xoay xở, một số chuyển sang nuôi gia cầm, số khác đánh liều tái đàn…

16-58-05_1
Một số hộ nuôi lợn đã mạnh dạn tái đàn sau dịch, bất chấp rủi ro.

Tính đến thời điểm này, huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) có 5 xã đã công bố hết DTLCP. Sau dịch, người chăn nuôi lợn ở đây rơi vào kiệt quệ, không còn nguồn vốn để tái chăn nuôi.

Xã Liêm Phong (huyện Thanh Liêm), địa phương đã công bố hết DTLCP đầu tiên trong tỉnh. Tuy nhiên gần 3 tháng sau khi hết DTLCP, chuồng trại người dân vẫn bỏ trống, một số hộ chuyển sang nuôi gia cầm, một số khác đi làm công nhân.

Theo chị Lại Thị Hoa, cán bộ thú y xã, hiện bà con chăn nuôi đã nhận được 70% tiền hỗ trợ tiêu hủy. Tuy nhiên, tâm lí các hộ chăn nuôi lợn ở đây vẫn rất e dè, không dám tái đàn, hoặc chỉ vào đàn nhỏ giọt thăm dò. Một số hộ khác chuyển đổi sang nuôi gia cầm, thủy cầm, thủy sản... Một số gia đình phải bỏ xứ đi làm thuê để trả nợ ngân hàng.

16-58-05_3
Một số hộ phải bỏ chuồng trống do nguồn vốn cạn kiệt.

Gia đình chị Tô Thị Thúy, thôn Yên Thống (xã Liêm Phong) là một ví dụ. Kinh tế gia đình phụ thuộc vào đàn lợn 100 con, khi dịch xảy ra phải tiêu hủy hết. Mặc dù hiện đã nhận được tiền hỗ trợ tiêu hủy, tuy nhiên, số tiền này chỉ có thể bù đắp khoảng 70% chi phí đầu tư cho đàn lợn đã bị dịch, hiện gia đình vẫn còn nợ các khoản do đầu tư nuôi lợn lên tới khoảng 300 triệu đồng. Không còn vốn để tái đàn, chồng chị mấy tháng nay bỏ đi làm thuê.

Lau những giọt nước mắt lăn dài trên 2 gò má đen sạm, chị Thúy nói: “Gia đình tôi đang rơi vào tình trạng kiệt quệ. Hiện tôi chỉ mới chuyển sang nuôi hơn 100 con gà, còn chồng thì lên Hà Nội làm thuê để đóng lãi hàng tháng cho ngân hàng”.

Cũng như hộ chị Thúy, ông Bùi Văn Thanh, xóm Yên Việt (xã Liêm Phong) gần 70 tuổi vẫn vay 100 triệu ngân hàng để nuôi lợn nhưng bị dịch phải tiêu hủy. Trước mắt, để tránh chuồng trống, ông nuôi gần 200 con gà, chủ yếu cải thiện đời sống sinh hoạt hằng ngày. Tuy nhiên do chuồng trại nuôi lợn chuyển đổi sang nuôi gà, vịt không phù hợp nên không thể mở rộng nuôi được nhiều.

Chung cảnh nợ nần, người dân ở xã Liêm Cần (huyện Thanh Liêm) gánh hàng trăm triệu đồng từ ngân hàng, nợ tiền thức ăn các Cty. Ông Trần Hồng Hải, thôn Ngũ Cõi (xã Liêm Cần) gần 20 năm nuôi lợn, thu nhập chính từ nuôi lợn và làm đại lý bán cám cấp 1 cho các hộ chăn nuôi trong xã. Dịch nổ ra, các hộ chăn nuôi lợn đang gác lại khoản nợ gần 100 triệu tiền cám mà chưa biết bao giờ ông mới thu hồi được.

Hết dịch, ông Hải loay hoay như đứng giữa ngã 3 đường về lựa chọn phương án tái đàn hay dừng lại, hay chuyển đổi hướng chăn nuôi. Đề phòng rủi ro xảy ra, ông Hải lựa chọn song song tái đàn lợn và chuyển đổi sang nuôi gia cầm. Hiện tại ông Hải đang nuôi 20 con lợn gây nái và 100 con gà.

16-58-05_2
Sau dịch người dân chuyển tận dụng chuồng trại nuôi lợn chuyển sang nuôi gia cầm.

“Tôi vay ngân hàng gần 200 triệu để tái đàn và trả bớt tiền cám cho các Cty. Biết thời gian này tái đàn là rất nguy hiểm, nhưng vẫn đành đánh liều, bởi giá lợn đang tốt, dự báo cuối năm lợn có thể được giá", ông Hải nói.

Ông Phạm Văn Đệ, Chủ tịch UBND xã Liêm Cần: Theo chỉ đạo của các cơ quan chức năng, UBND xã khuyến cáo người chăn nuôi thời điểm này chưa nên tái đàn, tuy nhiên một số hộ vẫn liều tái đàn, một số thì chuyển sang gia cầm, thủy cầm…

Xem thêm
Muôn kiểu phòng, chống dịch tả lợn Châu Phi

BÌNH ĐỊNH Trước nguy cơ dịch tả lợn Châu Phi có thể bùng phát bất cứ lúc nào, ngành chức năng Bình Định có nhiều cách phòng dịch bệnh nguy hiểm này để bảo toàn đàn lợn.

Những giống lúa của Vinaseed ‘đốn tim’ nông dân Bình Định

Những cánh đồng lúa Hương Châu 6, VNR10 và VNR98 trải vàng ở Bình Định, ‘hút hồn’ nông dân.

Những mầm xanh vươn lên từ vùng đất khắc nghiệt

SƠN LA Từ nương rẫy bạc màu, chị Hường vươn lên với mô hình ươm cây giống trong nhà màng, mở ra hướng đi bền vững cho nông nghiệp công nghệ cao tại huyện Vân Hồ.

Đại sứ Colombia: ‘Chính sách tốt bắt nguồn từ cơ sở khoa học vững chắc’

Bà Camila nhấn mạnh điều này khi trao đổi với CIAT và cho rằng Chính phủ các quốc gia phải có trách nhiệm trong việc nghiên cứu khoa học, đổi mới sáng tạo.

Giống dừa xiêm xanh Tam Quan, lựa chọn số 1 cho vùng Nam Trung bộ

Dừa xiêm xanh Tam Quan được các nhà khoa học của Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Duyên hải Nam Trung bộ bình tuyển là giống dừa uống nước ngon nhất Nam Trung bộ…

Chuyển biến tích cực trong chống khai thác IUU: [Bài 2] Đẩy mạnh công nghệ, chuyển đổi số

Phát triển công nghệ, đẩy mạnh chuyển đổi số trong công tác chống khai thác IUU đang được các địa phương và đơn vị trong tỉnh đẩy mạnh triển khai theo khuyến nghị của EC.

Trước tuyên bố áp thuế đối ứng 46% của Mỹ: Doanh nghiệp gỗ 'không bi lụy, than khóc'

Dù không dễ thực hiện, ý tưởng sẽ được chính quyền Trump ủng hộ, còn Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam coi như biện pháp ứng phó lâu dài với thuế đối ứng.

Bình luận mới nhất