| Hotline: 0983.970.780

Ông Gorbachev qua đời ở tuổi 91

Thứ Tư 31/08/2022 , 08:32 (GMT+7)

Nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô, từng được phương Tây ca tụng 'đã góp phần phá bỏ Bức tường Berlin, kết thúc Chiến tranh Lạnh không đổ máu', qua đời ở tuổi 91.

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (bên trái) và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong một sự kiện vào năm 1987. Ảnh: Reuters

Cựu lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev (bên trái) và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan trong một sự kiện vào năm 1987. Ảnh: Reuters

Các hãng tin Nga như Interfax, TassRIA dẫn nguồn tin bệnh viện cho biết, ông Mikhail Gorbachev đã qua đời tại Bệnh viện Lâm sàng Trung ương Nga lúc chiều tối ngày 30/8 (giờ Moscow) sau một thời gian dài lâm bệnh nặng.

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi điện chia buồn đến gia đình và người thân ông Gorbachev, đồng thời bày tỏ niềm tiếc thương sâu sắc.

Thi hài nhà lãnh đạo cuối cùng của Liên Xô sẽ được an táng tại Nghĩa trang Novodevichy ở thủ đô Moscow theo ý nguyện “được nằm bên cạnh người vợ Raisa” đã qua đời năm 1999.

Sau nhiều thập kỷ đối đầu và căng thẳng trong Chiến tranh Lạnh, ông Gorbachev đã đạt được các thỏa thuận vũ khí hạt nhân với Mỹ và đưa Liên Xô đến gần phương Tây hơn bất kỳ thời điểm nào kể từ Thế chiến II.

Trong thời kỳ lãnh đạo đất nước, các chính sách lớn của ông bao gồm "glasnost" (tự do ngôn luận) và "perestroika" (tái cấu trúc) đã từng gây ra một làn sóng tranh luận công khai được cho là chưa từng có trong lịch sử Nga.

Nhà lãnh đạo Liên Xô Mikhail Gorbachev, người từng là một công nhân nông nghiệp với giọng miền nam nước Nga và nổi bật với vết bớt rượu vang đặc biệt trên trán từng phát biểu: "Chính sách của tôi cởi mở và chân thành, hướng đến dân chủ và không đổ máu", ông nói với Reuters vào năm 2009.

Glasnost đã phải đối mặt với một thử nghiệm kịch tính vào tháng 4 năm 1986, khi một nhà máy điện hạt nhân phát nổ ở Chernobyl, Ukraine, và ban đầu các nhà chức trách cố gắng che giấu thảm họa. Trong khi đó ông Gorbachev lại mô tả thảm kịch như một triệu chứng của một “hệ thống bí mật và mục ruỗng”.

Vào tháng 12 năm 1986, ông Gorbachev ra lệnh “lắp một chiếc điện thoại trong căn hộ của nhà bất đồng chính kiến ​​Andrei Sakharov”, đang sống lưu vong ở thành phố Gorky. Và ngay ngày hôm sau ông gọi điện để đích thân mời ông Sakharov quay trở lại Moscow. Đối với nhiều người, tốc độ thay đổi trong quan điểm của ông Gorbachev là “chóng mặt”, khiến cả phương Tây ca ngợi hành động này.

Theo lời của Thủ tướng Anh Margaret Thatcher, ông Gorbachev là "một người mà chúng ta có thể hợp tác kinh doanh". Thuật ngữ "Gorbymania" (hội chứng Gorbachev) lúc đó đã được đưa vào từ điển, một thước đo cho sự tôn sùng mà ông đã truyền cảm hứng trong các chuyến đi nước ngoài.

Gorbachev tiếp tục thiết lập mối quan hệ cá nhân nồng nhiệt với Ronald Reagan, tổng thống diều hâu của Hoa Kỳ, bất chấp việc ông Reagan từng gọi Liên Xô là "đế chế tội ác", và hai bên đàm phán một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào năm 1987 để loại bỏ tên lửa hạt nhân tầm trung.

Năm 1989, ông Gorbachev ra lệnh rút quân đội Liên Xô ra khỏi Afghanistan, kết thúc cuộc chiến đã gây ra cái chết của hàng chục nghìn người và làm rạn nứt mối quan hệ với Washington... Năm 1990, ông Gorbachev được trao giải Nobel Hòa bình "cho vai trò đi đầu dẫn đến những thay đổi căn bản quan hệ Đông - Tây.

Sinh ra trong nạn đói ngày 2 tháng 3 năm 1931, trong một túp lều ở làng Privolnoye ở miền nam Stavropol, ông Gorbachev tốt nghiệp Khoa Luật tại Đại học Tổng hợp Moscow vào năm 1955, sau đó nhận bằng tại Học viện Nông nghiệp Stavropol vào năm 1967.

Ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản năm 1952 và trở thành Ủy viên Trung ương Đảng ở tuổi 40 và được bầu giữ chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô vào năm 1985. Tiếp đó, ông được bầu làm tổng thống vào tháng 3/1990, và trở thành tổng thống đầu tiên và cũng là cuối cùng của Liên bang Xô Viết. Cựu lãnh đạo Liên Xô từ chức vào ngày 25/12/1991.

(Nikkei Asia; RT)

Xem thêm
Tìm thấy virus dịch tả lợn châu Phi trong xác lợn rừng

Thủ phạm virus gây dịch tả lợn châu Phi (ASF) đã được phát hiện trong xác một con lợn rừng vừa được tìm thấy ở phía tây bắc Singapore.

Ukraine nỗ lực xâm nhập lãnh thổ Nga, Moscow xuyên thủng Patriot

Ukraine tăng cường các vụ tấn công bằng UAV và tổ chức nhiều đợt xâm nhập lãnh thổ Nga, trong khi đó, mục tiêu của Moscow là khu vực hậu phương của Kiev.

Nga mở cửa triển lãm khí tài quân sự hạng nặng giữa lòng Moscow

Triển lãm trưng bày các loại khí tài quân sự hạng nặng của phương Tây bị quân Nga thu giữ trong cuộc xung đột Ukraine đã được khai mạc tại Moscow hôm 1/5.

Giới trẻ Trung Quốc ‘đua sống xanh’

Trung Quốc nỗ lực thực hiện ‘mục tiêu carbon kép’ đã góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng và nuôi dưỡng thị trường cho các sản phẩm xanh.