| Hotline: 0983.970.780

Nhà vườn trồng sầu riêng phấn khởi đón Tết Quý Mão

Thứ Năm 19/01/2023 , 10:18 (GMT+7)

TIỀN GIANG Năm qua, tùy theo thời điểm và từng loại giống mà giá bán sầu riêng dao động từ 70.000 - 100.000 đồng/kg, nông dân rất phấn khởi đón Tết Quý Mão.

Sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc nên ngày càng hút hàng, giá cao. Ảnh: Minh Đảm.

Sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc nên ngày càng hút hàng, giá cao. Ảnh: Minh Đảm.

Năm qua, trái sầu riêng được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Trung Quốc nên ngày càng hút hàng, tăng giá, nhà vườn có nguồn thu nhập rất cao. Tết cổ truyền Quý Mão 2023 năm nay, nông dân trồng sầu riêng ở tỉnh Tiền Giang rất phấn khởi, tổ chức vui Xuân, đón Tết.

Trước Tết, hơn 1ha vườn sầu riêng của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn (ở ấp Hội Trí, xã Hội Xuân, huyện Cai Lậy) cho thu hoạch, giá bán từ 75.000 đồng/kg, thu lãi trên 1 tỷ đồng. Ông cho biết, trong nhiều năm qua, đây là lần đầu tiên gia đình được sầu riêng với giá cao. Do trúng mùa, trúng giá sầu riêng, gia đình ông Sơn cũng như nhiều ở địa phương tổ chức vui Xuân, đón Tết cổ truyền rất đủ đầy các món ăn, hoa quả, bánh kẹo.

“Năm rồi giá chỉ có khoảng 40.000 đồng/kg. Năm nay bán cao hơn 30.000 đồng/kg. Mình ăn Tết cũng được, nói chung khá hơn năm rồi, cũng đủ đầy thịt cá, nói chung dân trồng cây sầu riêng năm nay đỡ lắm”, ông Sơn chia sẻ.

Xã Hội Xuân có gần 900 ha chuyên canh cây sầu riêng. Trước Tết, có khoảng 30% diện tích được nhà vườn xử lý cho trái nghịch vụ. Tùy theo thời điểm và từng loại giống mà giá bán dao động từ 70.000 đồng/kg đến trên 100.000 đồng/kg. Cá biệt, những ngày cận Tết giá sầu riêng Dona được thương lái thu mua đưa đi xuất khẩu sang Trung Quốc đến 170.000 đồng/kg - 190.000 đồng/kg.

Với mức giá cao nên năm qua ở Hội Xuân nhiều nhà vườn có thu nhập từ 1-2 tỷ đồng. Nổi bật như hộ ông Nguyễn Văn Hiệp (ấp Hội Trí), Nguyễn Văn Bé Năm (ấp Xuân Quang) ...

Nhập chú thích ảnh

Nhà vườn bón phân cho cây sầu riêng. Ảnh: Minh Đảm.

Theo UBND xã Hội Xuân, toàn xã chỉ còn 1,14 % hộ nghèo. Ngoài nguồn ngân sách nhà nước, dịp Tết cổ truyền Quý Mão chính quyền địa phương còn vận động xã hội hóa để tặng trên 1.000 phần quà cho các hộ khó khăn. Trung bình mỗi hộ được nhận 3 phần quà tết với mỗi phần là 400.000 đồng. Do đó, Tết cổ truyền ở vùng quê này rất vui tươi, ấm áp tình người.

Ông Dương Trần Trọng Quang, chủ tịch UBND xã Hội Xuân cho biết: Hạn mặn, Covid-19 qua đi, thu nhập của người dân rất ổn định. Kinh tế gần như phục hồi hoàn toàn. Đời sống người dân đã có bước chuyển biến rõ rệt, nhiều hộ thu nhập hơn 1 tỷ đồng.

“Năm nay, bà con mình có cái Tết rất đầm ấm, rất phấn khởi. Chính vì thu nhập từ vườn sầu riêng như thế nên người dân rất thoải mái. Tết rất vui. Sau khi thu hoạch xong, nhà vườn rất khẩn trương, xử lý gốc, bón phân để cây phục hồi, chuẩn bị cho vụ thứ 2”, Chủ tịch xã Hội Xuân cho biết thêm.

Tết này, ông Dương Văn Đây vừa ăn Tết vừa rải bông tuyển trái sầu riêng. Ảnh: Minh Đảm.

Tết này, ông Dương Văn Đây vừa ăn Tết vừa rải bông tuyển trái sầu riêng. Ảnh: Minh Đảm.

Tại các địa phương có mô hình trồng cây sầu riêng chuyên canh lâu năm của tỉnh Tiền Giang, người trồng sầu riêng xuất khẩu hiện nay đã “đổi đời” nhờ hiệu quả kinh tế gấp hàng chục lần so với cây lúa và gấp nhiều lần so với các loại cây ăn trái khác.

Sau thời gian bị ảnh hưởng của hạn mặn, dịch Covid-19, cây sầu riêng đã thực sự làm cho người dân phục hồi và vươn lên trong cuộc sống. Tết ở các vùng quê “cây sầu riêng” vang lên tiếng nhạc, lời ca của chính người nông dân như bày tỏ niềm vui, phấn khởi sau một năm trúng mùa, trúng giá.

Toàn tỉnh Tiền Giang hiện có khoảng 17.000 ha sầu riêng, đứng đầu ĐBSCL về diện tích, sản lượng. Do hiệu quả kinh tế rất cao nên nhà vườn “vui Xuân, vẫn không quên nhiệm vụ”.  Những ngày Tết này, nhà vườn vẫn theo dõi, chăm sóc vườn cây nhất là không để cây “khát nước”, thiếu phân.

Ông Dương Văn Đây trồng 2,7 ha cây sầu riêng đang cho trái tại ấp Long Quới, xã Ngũ Hiệp, huyện Cai Lậy chia sẻ: Ông có 2 người con đều tốt nghiệp đại học nông nghiệp nhưng không đi làm, mà ở nhà phụ chăm sóc vườn sầu riêng. Tết này, gia đình ông vui Xuân vẫn không rời tay xa mắt khỏi vườn. “Tết này đối với tôi hơi bận rộn, vừa ăn Tết vừa phải rải bông, tuyển trái. Ấp Long Quới này cây trước đây không bị chết nhiều, nên qua đợt rồi họ trúng mùa nhiều lắm, ăn Tết này dân ấp Long Quới phấn khởi lắm”, ông Đây nói.

Lão nông Mười Nghĩa ở Tân Phong kiểm tra dụng cụ 'cấp cứu' sẵn sàng ứng phó sầu riêng bị mặn tấn công. Ảnh: Minh Đảm.

Lão nông Mười Nghĩa ở Tân Phong kiểm tra dụng cụ "cấp cứu" sẵn sàng ứng phó sầu riêng bị mặn tấn công. Ảnh: Minh Đảm.

Cách đây 10 ngày, lão nông Trần Văn Nghĩa ở ấp Tân Luông B, xã Tân Phong, huyện Cai Lậy vừa thu hoạch 1 công sầu riêng nghịch vụ, giống Ri6 được 2,1 tấn. Sầu riêng được trồng bởi lão nông giàu kinh nghiệm này nên trái rất đẹp, được thương lái thu mua tại vườn với giá 105.000 đồng/kg. Hiện ông còn đang chăm sóc gần 1ha sầu riêng vụ thuận.

Tết này, dẫu đang rất phấn khởi nhưng ông Nghĩa vẫn không quên chăm sóc vườn cây của gia đình, nhất là luôn theo dõi tình hình dự báo xâm nhập mặn để có biện pháp trữ nước ngọt ứng phó kịp thời. “Nếu mặn nữa thì mình tiếp tục dùng biện pháp tưới nhỏ giọt đã áp dụng thành công ở năm mặn 2020”, ông Mười Nghĩa nhắc lại chiến thuật độc đáo giúp vườn sầu riêng của gia đình vượt qua mùa hạn mặn khốc liệt 2019-2020.

Xem thêm
Nuôi đuông cọ '1 vốn 9 lời'

PHÚ THỌ Vốn chỉ được tìm thấy bên trong thân cây cọ nhưng hiện nay, đuông cọ đã được người dân nhân giống, phát triển thành mô hình chăn nuôi mới, hiệu quả cao.

Tuân thủ phác đồ điều trị bệnh trên tôm hùm

KHÁNH HÒA Người nuôi cần tuân thủ điều trị bệnh cho tôm hùm theo đúng phác đồ đã được cơ quan nhà nước công nhận và hướng dẫn của cơ quan chuyên môn.

C-Farm hái quả ngọt từ công nghệ tiên tiến

BÌNH DƯƠNG Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất cam, quýt và chiến lược thương mại điện tử bài bản, C-Farm đã tạo ra sản phẩm chất lượng và kênh tiêu thụ hiệu quả.

Bình luận mới nhất

Trong bài này, tác giả (sau đây xưng là Nattoi) để cập chủ yếu 03 vấn đề, trong đó chủ yếu tập trung cho giải quyết vấn đề số 1, hai vấn đề còn lại chỉ được nhắc đến: Một: Phương pháp thiết kế điều tiết lũ hiện hành chưa đưa thông số mực nước an toàn ở hạ du vào tính toán nên yêu cầu phòng chống lũ cho hạ du chưa được đảm bảo và không có tiêu chí để xác định hiệu quả vận hành giảm lũ. Vấn đề này đã được Nattoi giải quyết cả về mặt lý thuyết và thực hành (trình bày ở mục 3.4). Hai: Tiêu chí xác định MNCNTL, MNTNĐL không được công khai, minh bạch, làm cho việc kiến nghị điều chỉnh hạ thấp 2 mực nước đối với các hồ chứa thủy điện nhằm tăng dung tích trống phòng lũ là điều bất khả. Về vấn đề này (trình bày tại Mục 3.1), Nattoi chưa nêu cụ thể phương án giải quyết là để tập trung nội dung vào vấn đề số 1 như đã nêu, nhưng hướng giải quyết là đã có. Ba: Vấn đề bán con trâu mà tiếc sợi dây thừng: Thiết kế xây dựng đập, hồ chứa nước được tính toán an toàn ổn định lật, trượt đến mực nước lớn nhất thiết kế và kiểm tra với mực nước lớn nhất kiểm tra, cho phép giữ mực nước hồ không vượt quá mực nước lớn nhất kiểm tra nhưng lại chỉ cho phép sử dụng dung tích trống phòng lũ đến mực nước dâng bình thường là sự lãng phí ghê gớm trong đầu tư xây dựng và quản lý an toàn đập, hồ chứa nước. Hướng giải quyết vấn đề số 3 (trình bày tại Mục 3.2) vốn là tự nhiên đã có nhưng không được sử dụng vì không nghĩ đến giảm lũ cho hạ du.
+ xem thêm